99% chị em làm điều này khi ninh xương nhưng đúng hay sai ít người biết

Khi ninh xương hoặc thịt, khi có lớp bọt trắng nổi lên chị em thường dùng muôi để vớt ra nhưng thực tế bọt trắng đó thực sự bẩn hay gây hại không thì không phải ai cũng rõ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng giải thích, các nguyên liệu trong nồi canh sau khi được làm nóng sẽ có đám bọt nổi lên. Thực tế, đó là protein hòa tan trong nước. Khi sôi, thành phần protein sẽ tích lại và nổi lên trên bề mặt.

99% chị em làm điều này khi ninh xương nhưng đúng hay sai ít người biết-1

Nếu xương đã được sơ chế sạch thì lớp bọt như thế này cũng không ảnh hưởng gì

Các chuyên gia cũng cho rằng lớp bọt này có thể có cả chất bẩn lẫn bổ dưỡng. Nên khi hầm xương, để không phải hớt bọt tốt nhất là chị em hãy rửa xương thật sạch, chần qua nước sôi rồi hãy ninh. Khi đó, chị em sẽ không cần vớt bọt khi ninh.

Bí quyết để ninh xương trong, không bị đục

Ngâm xương trước khi chần

Xương mua về nếu chỉ rửa sạch bằng nước rồi ninh thì vẫn có thể gây đục. Để khắc phục, trước khi ninh chị em hãy ngâm xương bằng nước vo gạo khoảng 1 tiếng, rồi sau đó rửa sạch và ninh. 

Ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầm chúng ta làm sẽ trong hơn. Hương vị nước xương thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.

Đun hành, gừng trước rồi cho xương vào ninh

Khi ninh xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn. Tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.

Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xương heo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xương chín.

Cho muối vào sau cùng

Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là nêm muối vào luôn do nghĩ rằng cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương. Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối.

Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi. Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.

Cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này. Do đó, cho muối vào nồi sau cùng vừa để có tác dụng tăng vị nhất định, vừa để giữ dưỡng chất của xương hầm.

 

Theo Gia đình & Xã hội


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.