Bỏ thứ này vào tủ lạnh, không sợ tủ đóng tuyết

Tủ lạnh sử dụng một thời gian thường xảy ra hiện tượng đóng băng tuyết ở ngăn đông, gây tốn điện; việc cho một vật nhỏ vào tủ sẽ giúp bạn ngăn hiện tượng này.

Lớp tuyết bám trên thành ngăn đá tủ lạnh và trên đồ bảo quản sẽ ngày một dày, từ chỗ mềm, xốp dần dần cứng lại thành lớp băng rắn chắc. Chúng không chỉ gây tốn điện năng mà còn chiếm nhiều diện tích, không gian tủ lạnh bị thu hẹp; khả năng làm lạnh cũng giảm giảm, hiệu suất thấp, 

Bỏ thứ này vào tủ lạnh để ngăn tủ lạnh đóng băng tuyết
Để giải quyết tình trạng tủ lạnh bị đóng băng, nhiều người áp dụng các mẹo như đặt tô nước nóng vào, hay bật máy sấy tóc để xử lý, thậm chí còn dùng các cách cực đoan để làm tan băng tuyết.

Các phương pháp này có hiệu quả nhưng thật sự bất tiện và không an toàn. Bạn có thể giải quyết vấn đề băng tuyết một cách đơn giản và hiệu quả chỉ bằng cách bỏ một chiếc khẩu trang vào tủ lạnh.

Bỏ thứ này vào tủ lạnh, không sợ tủ đóng tuyết-1Sự dư thừa hơi ẩm sẽ khiến ngăn đông hình thành băng tuyết. (Ảnh: Ocean property)

Tủ lạnh bị dư thừa hơi ẩm sẽ dễ hình thành băng tuyết. Tình trạng đóng băng không chỉ khiến diện tích ngăn đá trở nên nhỏ hơn mà còn khiến hiệu quả làm lạnh trở nên tồi tệ hơn, lại tăng mức tiêu thụ điện năng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dọn dẹp ngăn đông thường xuyên.

Để giảm độ ẩm và ngăn chặn băng tuyết hình thành trong ngăn đông, bạn hãy lấy một chiếc khẩu trang y tế, dùng kéo cắt một đầu và nhét khăn giấy vào bên trong các lớp của khẩu trang, bao giờ khẩu trang căng phồng thì dừng lại, buộc kín đầu, bỏ vào bên trong ngăn đông.

Khăn giấy có khả năng hút ẩm hiệu quả, trong khi khẩu trang thông khí tương đối tốt và còn có thể khóa độ ẩm được hấp thụ. Túi khẩu trang đựng giấy bên trong ngăn đông tủ lạnh sẽ giúp giảm lượng hơi nước dư thừa, khiến chúng không thể ngưng tụ thành băng tuyết bên trong tủ.

Tuy nhiên, khả năng thấm hút của khăn giấy sẽ giảm đáng kể khi bị ướt, khi đó bạn cần lấy ra, làm chiếc khẩu trang nhét giấy mới, hoặc có thể phơi khô nó dưới nắng trước khi cho vào tủ lạnh để sử dụng tiếp.

Những nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng băng
Tủ lạnh bị đóng băng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm:

Do thói quen sử dụng
Bạn có thói quen thường xuyên mở cửa tủ lạnh nhiều lần trong ngày, hay bỏ thực phẩm, đồ ăn nóng vào tủ lạnh? Gioăng tủ lạnh bị hở, hỏng mà bạn không thay? Chính những thói quen sử dụng sai lầm này khiến cho tủ lạnh bị đóng băng vì không khí tràn vào tủ  quá nhiều, gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước và đóng băng.

Hỏng bộ phận làm lạnh 
Trong tủ lạnh có dàn lạnh và cuộn dây nóng làm tan băng. Đây là hai bộ phận quan trọng. Việc cuộn dây nóng làm tan băng hoặc các dàn lạnh bị lỗi cũng sẽ gây ra hiện tượng tủ lạnh bị đóng băng.

Đứt cầu chì nhiệt 
Cầu chì nhiệt là một bộ phận nằm trên ngăn đá tủ lạnh. Nếu bộ phận này bị đứt ít thì bộ phận xả đá cũng ngưng hoạt động, gây ra hiện tượng tủ lạnh bị đóng băng

Do sò lạnh không thông mạch 
Sò lạnh còn gọi là âm tủ lạnh có tác dụng làm cho điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh. Bộ phận sò lạnh bị hỏng sẽ khiến mạch không thông, điện trở làm nóng không hoạt động, tuyết phủ lên ngăn đá ngày càng dày, gây ra hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết.

Rơ-le xả đá bị hỏng
Nếu rơ-le xả đá (còn gọi là timer) không đóng tiếp điểm, hiện tượng xả tuyết trong ngăn đá tủ lạnh không được diễn ra bình thường. Khi đó ngăn đá sẽ có hiện tượng đóng băng, còn ngăn mát không lạnh, khiến rau củ bảo quản chóng hư hỏng.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/bo-thu-nay-vao-tu-lanh-khong-so-tu-dong-tuyet-ar859344.html

tủ lạnh


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.