Cách bảo quản hành tím khô được lâu, để cả năm cũng không thối mềm

Là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, mẹo bảo quản hành khô dưới đây giúp bạn giữ hành được lâu, không sợ hỏng, thối.

Hành tím/hành khô là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn Việt, đặc biệt là trong khâu tẩm ướp thực phẩm. Vì thế, nhiều gia đình có thói quen mua một lúc nhiều hành tím để dự trữ trong gia đình. Thế nhưng cách bảo quản hành tím như thế nào cho chuẩn chỉnh, không để hành bị ẩm mốc, thối mềm thì không phải ai cũng biết.

Chọn hành khô/hành tím sao cho hành ngon, không lép

Để bảo quản hành, việc đầu tiên bạn cần lưu tâm đó là chọn hành tím/ hành khô sao cho chuẩn chỉnh.

Cách bảo quản hành tím khô được lâu, để cả năm cũng không thối mềm-1

Bạn nên ưu tiên chọn củ chắc, to, không bị đổi màu, các tép hành to đồng đều nhau. Lớp vỏ hành bao phủ bên ngoài phải già, khô, điều này sẽ giúp hành dễ bong ra lúc cần lột vỏ.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên chọn củ hành có đốm mềm hay lõm ở phần cuống, đã đổi màu. Đặc biệt, những củ hành đã mọc mầm thì tuyệt đối không mua nhé!

Cách bảo quản hành khô chuẩn chỉnh

- Bảo quản hành khi còn vỏ

Nhiều gia đình thường buộc hành thành chùm rồi treo ở góc bếp, dùng đến đâu lấy đến đó. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết ẩm, việc buộc hành thành chùm như vậy có thể khiến hành dễ bị ẩm, mốc khá nhiều.

Thay vào đó, bạn nên dùng túi lưới, túi giấy, rổ để bảo quản, đồng thời đặt chúng ở nơi thoáng khí, giữ hành luôn khô ráo. Bạn tránh để hành tím ở nơi có nhiệt độ quá thấp (thấp hơn 5 độ) hoặc quá cao (cao trên 20 độ), nhiệt độ phù hợp nhất là 5 - 15 độ C. Đồng thời sau khoảng 4 - 5 ngày, bạn nên kiểm tra, loại bỏ những củ hành đã bị mốc, hỏng để tránh lây lan sang những củ hành khác.

Một điểm lưu ý là bạn tuyệt đối không nên để hành tím trong túi, hộp kín bởi chỉ khiến cho hành càng dễ úng, mốc nhanh hơn mà thôi.

- Bảo quản hành khi đã bóc vỏ, thái nhỏ

Cách bảo quản hành tím khô được lâu, để cả năm cũng không thối mềm-2
Với hành tím đã thái, bạn cho vào hộp kín, đậy nắp rồi cất tủ lạnh nhé!

Với hành tím bạn lỡ lột, bóc vỏ và thái nhỏ mà không sử dụng hết, bạn có thể cho vào hộp, đậy nắp lại hoặc cho vào túi zip rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản hành tím được trong 2-3 ngày.

- Bảo quản hành tím đã phi thơm

Để hành tím phi bảo quản được lâu, bạn nên tự làm ở nhà. Cần chú ý ngay từ khâu chọn lựa hành, lựa hành tím ta, củ nhỏ, sau đó bóc vỏ hành, thái ngang thành lát tròn.

Tiếp đến, bạn sấy hoặc phơi nắng hành một chút để hành tím héo. Kế đến, bạn dùng chảo sạch cho dầu ăn vào, đun dầu nóng già và cho hành tím vào đảo đều. Đảo đến khi hành hơi ngả màu vàng thì đổ ra rây cho ráo dầu nhé. Tránh để hành tím vàng, nhiệt độ nóng quá kẻo hành sẽ bị cháy đen.

Cách bảo quản hành tím khô được lâu, để cả năm cũng không thối mềm-3
Bạn cho hành phi thơm vào lọ thuỷ tinh và đậy nắp kín để bảo quản nhé!

Cho hành phi ra giấy thấm dầu và để thật nguội. Sau đó, bạn lau khô lọ thuỷ tinh rồi cho hành phi vào đậy nắp lại cẩn thận, đưa vào tủ lạnh để bảo quản.

Bạn nhớ đậy nắp kín và không nên mở ra thường xuyên kẻo hành phi bị bay mùi và bị ỉu, không còn ngon. Tốt nhất mỗi lần ăn bạn nên lấy ra chén/bát, sử dụng thìa sạch để lấy, tránh việc mở nắp lọ hành phi nhiều lần. Khi dùng xong đậy nắp lại ngay.

Theo phunuvietnam.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/lam-sao-de-bao-quan-hanh-tim-kho-duoc-lau-de-ca-nam-cung-khong-thoi-mem-22202215823359376.htm

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.