- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường và trữ trong tủ lạnh thì không bị hỏng, mất chất?
Hiện nay, biện pháp giúp mẹ đảm bảo luôn có sẵn nguồn sữa cho bé yêu là vắt sữa để kích thích và trữ sữa cho con dùng dần. Tuy nhiên, mối băn khoăn của nhiều mẹ là sữa vắt ra để được bao lâu.
Đường và đạm trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?
1. Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?
Sữa mẹ sau khi vắt sẽ có thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào cách thức và nhiệt độ bảo quản
Ở nhiệt độ phòng: Trong tối đa 4 giờ;
Trong tủ lạnh: Tối đa 4 ngày;
Trong tủ đông: Tốt nhất là khoảng 6 tháng, nhưng cũng có thể lưu trữ trong thời hạn lên đến 12 tháng.
2. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Sữa mẹ sau khi vắt ra nên đổ ngay vào túi bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt, ...
- Cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng sữa. Nếu không thể, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26°C nhưng lưu ý là chỉ để trong vòng 6 giờ. Tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Sữa có thể bảo quản lên đến 48 giờ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc bạn có thể làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
- Bảo quản sữa mẹ đúng cách, sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông. Với cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cửa đơn, sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần, khoảng ba tháng khi trữ trong tủ lạnh hai cửa có phun sương, sáu tháng khi trữ trong loại tủ luôn duy trì nhiệt độ bảo quản sữa mẹ ở mức -18° C.
- Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, bạn cần chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, khi rã đông thì sữa tan nhanh hơn.
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Nếu bị cúp điện trong thời gian dài hoặc nhà bạn không có tủ lạnh hoặc tủ đông, để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, bạn nên tham khảo cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài như sau:
- Lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.
- Chia sữa thành từng phần riêng mà con bạn sẽ cần cho một lần bú hoặc bạn có thể cân nhắc dự trữ các phần sữa ít hơn từ 30 đến 60 ml, dành cho những trường hợp đột xuất hoặc bạn không có thời gian trữ sữa cho bé. Sữa mẹ nở ra khi đóng băng, vì vậy đừng đổ đầy các bình/ túi trữ sữa đến gần miệng để đảm bảo sữa mẹ bảo quản tốt nhất mà không bị tràn.
3. Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
- Ghi rõ ngày vắt sữa trên nhãn và dán vào bình đựng, bổ sung thêm tên của bé nếu giao sữa cho cơ sở chăm sóc trẻ.
- Không lưu trữ sữa mẹ trong cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng và mở cửa. Nên đặt ở nơi lạnh nhất trong tủ trữ sữa và hạn chế di chuyển, sắp xếp trừ khi lấy ra sử dụng.
- Nếu xác định sẽ không sử dụng phần sữa mẹ vừa mới vắt trong vòng 4 ngày tới, cần đông lạnh ngay để giúp bảo vệ chất lượng của sữa.
- Chỉ lưu trữ sữa mẹ với số lượng nhỏ trong mỗi bình, khoảng từ 60 - 120ml tương đương với số lượng bé sẽ bú trong mỗi cữ để tránh lãng phí do không sử dụng hết. Bên cạnh đó, việc lưu trữ với thể tích nhỏ cũng giúp sữa nhanh đông lạnh hơn và rút ngắn thời gian rã đông sữa mẹ.
- Khi đông lạnh sữa mẹ cần chừa một khoảng không gian, không đổ đầy bình đựng vì sữa nở ra khi đóng băng.
- Nếu đi du lịch, có thể lưu trữ và bảo quản sữa mẹ trong thùng cách nhiệt cùng với túi đá lạnh tối đa 24 giờ. Khi đến nơi nên sử dụng sữa ngay hoặc đặt vào trong tủ trữ sữa lạnh.
4. Cách rã đông và sử dụng sữa mẹ sau khi bảo quản lạnh
Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Nếu vắt sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch, có thể thấy sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, bạn xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không khuấy hoặc lắc mạnh. Nếu trẻ uống dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa.
Cách rã đông sữa mẹ
Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được. Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau khi sữa rã đông mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước ấm.
Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa. Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi, nếu trẻ uống phải có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
Theo An Nhiên - Vietnamnet
-
Mẹo vặt1 giờ trướcThời tiết nồm ẩm khiến nhiều bộ phận trên ô tô dễ hỏng hóc khi bị đọng nước, nội thất có mùi hôi...vì thế lái xe cần biết cách chăm sóc ô tô đúng cách.
-
Mẹo vặt4 giờ trướcSự kết hợp của kem đánh răng và dầu gió sẽ mang lại kết quả bất ngờ.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcTrong thời tiết nồm khó chịu, bạn không chỉ tốn sức lực mà còn khiến cho nhà cửa nhếch nhác hơn nếu như tiếp tục làm những việc này đấy.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcThớt được dùng hàng ngày để thái thực phẩm. Nếu thớt bẩn không được vệ sinh sạch sẽ thì khi chúng ta sử dụng, một số thứ sẽ dễ dàng bám vào thức ăn, rất mất vệ sinh.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcHầu như phòng tắm nhà nào cũng có gương treo để thuận tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, gương phòng tắm dễ bám bẩn, hơi ẩm. Vậy làm thế nào để làm sạch nó nhanh nhất?
-
Rắc muối vào khe cửa tưởng lãng phí hóa ra có lợi ích bất ngờ, nhiều người sẽ tiếc vì không biết sớmMẹo vặt1 ngày trướcMuối không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn có nhiều công dụng khác. Khi rắc muối vào khe cửa, bạn sẽ nhận được lợi ích bất ngờ. Hãy cũng tìm hiểu nhé.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcXà phòng thường được dùng để rửa tay, tắm rửa, nhưng thực tế nó còn có thể làm được nhiều hơn thế.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcCách làm đơn giản này có thể làm cho đôi giày rộng và thoải mái hơn khi mang ngay lập tức.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcĐể chống nồm ẩm, bạn không nên mở cửa sổ trong những ngày trời nồm, nhưng đóng kín cửa và bật quạt lại là sai lầm khi chống nồm ẩm khiến nhà càng ướt át.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcVào mùa đông, thời tiết tương đối lạnh, nhất là buổi tối trước khi ngủ, nằm xuống giường mà lạnh buốt khiến ai cũng e ngại. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số mẹo giữ ấm giường cả đêm, cách làm rất đơn giản và thiết thực.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcMở toang cửa hay bật quạt trong những ngày nồm ẩm sẽ khiến sàn nhà càng ẩm ướt, nhớp nháp. Thay vào đó, bạn hãy làm theo những cách này.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcBột giặt và cơm nguội có thể dùng để đối phó với lũ gián, giúp nhà bạn sạch sẽ hơn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhi trời chuyển sang mùa nồm, quần áo sẽ rất lâu khô và dễ sinh ra mùi hôi. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ dưới đây.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcBồn rửa mặt sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị ố. Để giúp cho bồn rửa mặt sạch, trắng tinh như mới mọi người có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.