Từ chuyện "mía Thanh minh độc hơn rắn" tới cách nhận biết dấu hiệu cây mía có độc

Khi ăn mía - nhất là mùa Thanh minh - mà thấy cây mía có dấu hiệu này thì cần biết đó là chất độc, bỏ đi đừng tiếc của mà cố ăn vào, bởi độc tố ấy có thể gây chết người

Mất mạng vì cây mía có vệt đỏ vẫn cứ... xơi

Một gia đình ở Chiết Giang (Trung Quốc) trong chuyến đi leo núi đã mua những cây mía để vừa làm gậy, vừa ăn mía cho đỡ khát. Trong số những cây mía mang theo một cây mía trong lõi có vệt đỏ nên cả nhà không ăn, nhưng cô Vương tiếc cây mía, lại thấy chỉ có một vệt màu đỏ nên đã ăn hết.

Khi trở về cô Vương có triệu chứng nôn ói, đau ngực và được chuyển vào bệnh viện. Nhưng chưa kịp làm xong các xét nghiệm thì đã tử vong. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ngộ độc mía nghiêm trọng.

Từ chuyện mía Thanh minh độc hơn rắn tới cách nhận biết dấu hiệu cây mía có độc-1
Cây mía tím ăn giòn ngon hơn mía xanh. Ảnh minh họa.

Cũng ở Trung Quốc, 1 bé 4 tuổi đã bị suy đa tạng sau khi ăn khúc mía "thanh long tâm" khúc mìa có vết đỏ giữa tâm - được cho là ngon ngọt , thơm mềm và dễ ăn hơn những khúc khác. Người thân của bé không thể ngờ rằng "thanh long tâm" đó chính là những vệt đỏ bị nhiễm khuẩn có thể tạo ra axit 3 – nitropropionic - có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây co giật, phù não, phù phổi, thậm chí tử vong.

Cây mía là đồ ăn vặt, nhưng không chọn lựa cẩn thận sẽ mất an toàn, ảnh hưởng tới tính mạng người ăn.

Theo các nhà khoa học, bình thường cây mía rất tốt cho sức khỏe nếu được bảo quản trong môi trường tốt thì vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon. Nhưng trong thời gian vận chuyển, bảo quản, hay để nơi môi trường không tốt… sẽ sinh ra một loại nấm mốc – chính là những chấm đỏ trong thịt cây mía, tạo ra một lượng lớn chất độc rất khó loại bỏ, kể cả rửa sạch, hoặc nướng trên lửa cũng không giảm độc tính của nó.

Loại nấm mốc đó có tên Arthrinium - sản sinh ra một loại độc tố thần kinh có tên "Axit 3-nitropropionic" gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Chỉ cần ăn chưa đến 0,5g chất này sau 2-5 giờ đã có thể bị ngộ độc. Thời gian ủ bệnh thông thường tính từ khi nhiễm độc có thể sau 2 ngày mới phát bệnh. Trường hợp nghiêm trọng ngộ độc có thể xuất hiện 10 phút sau khi ăn phải cây mía có nấm mốc.

Người ăn phải cây mía có nấm mốc sẽ bị rối loạn hệ thống tiêu hóa (có triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy), ảnh hưởng tới hệ thần kinh như (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… ), nặng hơn có thể co giật, tổn thương thần kinh thị giác, hệ thần kinh trung ương, bị mù mắt... Khi bị nhiễm độc nặng bệnh nhân có thể co giật, đại tiểu tiện không tự chủ, dẫn đến hôn mê và nếu không được chữa trị kịp thời độc tố nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương làm người bệnh khó thở, sẽ để lại di chứng như liệt toàn thân, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy người Trung Quốc có câu: "Mía thanh minh, độc hơn rắn" là vì thế nhằm cảnh báo mọi người khi ăn mía nhớ kiểm tra cho kỹ, và đứng tiếc tiền mà cố ăn những khúc mía có độc. Đặc biệt là thời điểm tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm giao mùa, nắng nóng, ẩm mốc là điều kiện thích hợp để loại nấm có độc tốt trên sinh sôi phát triển nơi cây mía.

Từ chuyện mía Thanh minh độc hơn rắn tới cách nhận biết dấu hiệu cây mía có độc-2
Cây mía có vệt đỏ và vệt đen thì đừng cố ăn, kể cả những vệt đỏ gọi là "thanh long tâm". Ảnh minh họa.

Ở Việt Nam thân cây mía có vệt đỏ, hay vệt đen người dân gọi là "bị sâu, côn trùng phá hoại" - là bệnh gây hại hầu hết ở các vùng trồng mía. Ban đầu là một điểm nhỏ, màu nhạt, sau lan rộng dọc theo gióng mía, tạo thành mảng lớn có màu đỏ huyết, dần thối và lên men, khiến ruột mía rỗng, có mùi rượu, vị nhạt, chua. Bệnh nặng làm cho cây mía mất bóng vỏ ngoài, thân mía teo lại, vàng héo toàn cây, mía gốc tái sinh kém.

Nhưng khi thu hoạch mía không phát hiện ra nên mía bệnh vẫn tới tay người tiêu dùng, và quá trình vận chuyển chỗ mía bị nhiễm khuẩn đó tạo ra axit 3 – nitropropionic là một chất độc thần kinh có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây co giật, phù não, phù phổi, thậm chí tử vong.

Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo, nếu khi ăn mía, hoặc ép cây mía lấy nước mà thấy ruột cây mía đỏ (do nhiễm nấm mốc), hoặc có vệt đen (do cây mía bị nhiễm sâu đục thân) thì người dân nên biết đó là dấu hiệu mía đã hỏng, có nấm mốc và độc chất, nên bỏ đi chứ tuyệt đối không nên vì tiếc của mà ăn.

Mùa Thanh minh đang đến, khi mua những cây mía về ăn người dân nên quan sát kỹ, nếu thấy cây mía có những vệt đỏ, hoặc đen thì cần bỏ đi ngay. Vì những dấu hiệu đó nằm ở bất cứ nơi nào trong thân cây mía, nhìn mắt thường không dễ thấy nên khi ép cây mía lấy nước uống nên yêu cầu chủ quán rửa sạch (tráng qua nước muối càng tốt), rồi chặt khúc nhỏ để kiểm tra xem có vệt đỏ, vệt đen không rồi hãy cho vào máy ép nước.

Từ chuyện mía Thanh minh độc hơn rắn tới cách nhận biết dấu hiệu cây mía có độc-3
Cây mía xanh. Ảnh minh họa.

Chọn cây mía ngon

Mía tím, mía xanh đều có cùng vị ngọt mát.

Mía xanh vị nhạt hơn, hay dùng làm nguyên liệu chế biến đường. Mía xanh có vỏ mỏng và màu xanh lá, hàm lượng đường trong mía xanh cao hơn so với mía tím. Vì mía xanh có tính hàn (lạnh) nên người bị bệnh về lá lách, dạ dày hạn chế ăn.

Mía tím vỏ dày hơn mía xanh, toàn cây có vỏ màu tím đen. Hàm lượng sucrose (đường) và chất xơ trong mía tím thấp hơn so với mía xanh.

Nhưng hương vị của mía tím thơm ngon hơn, vị ngọt, ăn giòn và ngon hơn mía xanh, vì vậy mía tím được chọn để ăn (người có bệnh liên quan đến lá lách, dạ dày có thể ăn được mía tím).

Uống nước mía thường xuyên giúp chống cảm cúm, viêm họng, và có thể uống cả mùa đông lẫn mùa hè.

Người bị bệnh vàng da uống 2 ly nước mía với chanh và muối thường xuyên sẽ cung cấp nhiều năng lượng giúp quá trình phục hồi da nhanh hơn.

Cách kết hợp mía với hoa bưởi

Nguyên liệu:

Mía 1 cây

Hoa bưởi 50 gr

Cách 1: Mía ướp hương bưởi

- Cây mía chọn đoạn giữa vừa mềm, vừa ngọt, róc và tiện thành những đốt nhỏ, cho vào túi bóng.

- Đặt vài bông hoa bưởi vào túi mía rồi buộc kín lại. Có thể cho vào tủ lạnh, hoặc thau nước mát cho hương hoa bưởi thấm vào mía.

Món này làm dễ và đơn giản, buổi trưa háo nước ăn vài khúc mía ngọt mát, ướp lạnh thơm hương hoa bưởi sẽ thấy sảng khoái từng giác quan.

Cách 2: Mía chưng hoa bưởi

Mía cắt khúc, róc vỏ, chẻ nhỏ, bỏ vào thố gốm. Mỗi lớp mía lại rắc một lớp cánh hoa bưởi.

Đổ 1 gáo nước mưa cho ngập mía, đậy nắp thố lại và đặt vào một nồi nước (lượng nước ngập lưng thố). Chưng khoảng 30 phút thì tắt bếp. Thố mía để nguyên trong nồi cho tự nguội - đó là cách "hãm" để làm cho khúc mía có màu vàng trong veo, ăn mềm, vị ngọt sâu và ngan ngát hương hoa bưởi.

Theo Giadinh.suckhoedoisong.vn 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/an-o-dep/tu-chuyen-mia-thanh-minh-doc-hon-ran-toi-cach-nhan-biet-dau-hieu-cay-mia-co-doc-20220309180105159.htm

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.