Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo "tiền mất tật mang"

Khi mua chân giò, hãy nhớ những mẹo này để chọn được loại tươi ngon và an toàn cho sức khỏe.

Trong chân giò lợn có chứa nhiều chất tốt cho cơ thể như sắt, canxi, vitamin B1, B2 và B3 giúp tăng cường sức khỏe gan thận, tuần hoàn khí huyết, cải thiện sức khỏe xương khớp, điều trị bệnh mất ngủ, giúp chống lão hóa da, làm giảm nếp nhăn...

Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang-1

Chân giò lợn được sử dụng để chế biến rất nhiều món ngon khác nhau như: luộc, giả cầy, nấu cháo…Mặc dù chân giò rất quen thuộc với mọi người, nhưng bạn đã biết cách lựa chọn được những loại tươi, ngon nhất chưa? Làm sao để phân biệt được chất lượng của chân giò lợn giữa rất nhiều chiếc được bày bán tại chợ?

Một số người buôn sẽ ngâm chân lợn với thuốc để bảo quản được lâu và trông bắt mắt hơn. Thực tế, chân giò lợn ngâm thuốc và chân giò tươi có sự khác biệt khá lớn, nếu tinh ý bạn sẽ phát hiện ra ngay. Dưới đây là một số gợi ý, giúp bạn đi chợ chọn được chân giò lợn tươi ngon, tránh mua nhầm phải loại ngâm hóa chất độc hại.

Cách phân biệt chân giò lợn tươi và ngâm hóa chất

Chúng ta đều biết rằng, trên chân lợn có rất nhiều sợi lông tơ nhỏ, nhất là ở gần các kẽ móng. Những sợi lông tơ này rất khó làm sạch, cách tốt nhất là nên đốt bằng lửa. Thường những chiếc chân giò nhẵn bóng đều được đốt bằng lửa và màu sẽ ngả sang một chút nâu, đây là hiện tượng bình thường nên bạn có thể yên tâm khi mua.

Còn chân lợn ngâm thuốc cũng có thể hóa nâu sau khi hơ ở nhiệt độ cao. Nếu để chung 2 loại chân lợn này cùng nhau sẽ rất khó để phân biệt giữa loại tươi ngon và loại kém chất lượng. Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp giúp phân biệt giữa hai loại này, để không bị người bán hàng qua mặt.

Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang-2

Trước hết, nhìn vào màu sắc

Khi mua chân giò, chúng ta không chỉ xét màu sắc tổng thể mà còn phải quan sát kỹ xem có dấu hiệu ửng đỏ và hơi trắng ở những chiếc móng không. Chân giò tươi thì dù có hơ trên lửa to cũng không thể khiến chúng có màu sắc đều nhau được, có chỗ màu đậm như cháy, có chỗ màu nhạt hơn. Ngược lại, chân ngâm thuốc thì phần móng nhợt nhạt nhưng màu sắc xung quanh lại đồng đều nhau.

Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang-3

Thứ hai, dựa vào kích thước của chân giò

Chân giò ngâm trong thuốc sẽ có kích thước tăng lên, các kẽ ngón chân tách rời nhau ra. Ngược lại, chân giò tươi thì có kích thước nhỏ gọn, các kẽ móng rất chặt, trông căng tròn đầy đặn.

Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang-4

Cuối cùng là mùi vị

Khi bạn chưa có kinh nghiệm chọn ở ngoài chợ thì đây là phương án cuối cùng, và gần như bạn phải chấp nhận rủi ro. Mùi vị của chân lợn tươi và chân lợn ngâm hóa chất sẽ rất khác nhau. Khi ăn chân lợn sạch sẽ có cảm giác ngọt, thơm, miếng thịt mềm nhưng vẫn có độ dai. Ngược lại, chân lợn ngâm thuốc ăn sẽ có vị nhạt, vị lạ, miếng thịt nhão chứ không được săn.

Bất kể là chân giò trước hay sau, bạn cũng không nên mua những loại này, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang-5

Để tránh tình trạng ăn phải chân giò ngâm thuốc, khi mua chị em cần lưu ý:

- Nên chọn những khối thịt chân giò có màu hồng tươi, vết cắt có màu sắc tự nhiên, sáng, khô. Thịt không có màu sắc lạ, không bị nhớt ở màng ngoài, không bị chảy dịch ở da, không có các hạt lạ trên thịt.

- Khi ngửi, thịt tươi có mùi hơi tanh, không có mùi ngái hoặc mùi khác lạ.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.