Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!

Phơi quần áo mặt phải và mặt trái có gì khác biệt? Tin chắc rằng sẽ có nhiều người đã từng làm sai. Hãy cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

Làm thế nào để quần áo luôn sáng đẹp như mới trong thời gian dài? Ngoài việc nắm vững phương pháp giặt đúng cách, kỹ năng phơi và bảo quản, thì điểm mấu chốt nằm ở "mặt phải, mặt trái" của quần áo.

1. Những loại quần áo nên phơi mặt trái

Việc nên phơi mặt phải hay mặt trái của quần áo phụ thuộc vào chất liệu, màu sắc và thời gian phơi. Đối với quần áo bằng chất liệu thông thường và màu sáng, thì không có sự khác biệt lớn giữa việc phơi mặt phải hay mặt trái. Nhưng nếu đó là quần áo làm từ lụa, cashmere, len, hoặc quần áo cotton có màu sáng hơn và denim dễ phai màu thì sau khi giặt, tốt nhất bạn nên lộn quần áo ra mặt trái để phơi. Bởi cường độ tia cực tím của ánh nắng mặt trời sẽ dễ làm hỏng độ mềm mại và màu sắc của vải.

Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!-1

2. Phương pháp chống nhăn khi phơi quần áo

Sau khi cho quần áo vào máy giặt, nên lấy ra và phơi ngay vì quần áo để lâu trong máy giặt dễ bị phai màu và nhăn. Tiếp nữa, sau khi quần áo được lôi ra khỏi máy giặt, hãy giũ vài lần để không bị nhăn. Ngoài ra, sau khi áo sơ mi, áo cánh, ga trải giường… được phơi khô, bạn hãy kéo giãn chúng và vỗ nhẹ để không bị nhăn.

Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!-2

Bốn hiểu lầm về giặt là, bạn đã mắc bao nhiêu điều?

1. Giặt chung các loại quần áo cùng nhau

Vào mùa hè, quần áo nhẹ và số lượng ít nên nhiều người đã gom lại vài ngày trước khi vứt vào máy giặt. Điều này gây ra nhiều hệ quả không tốt:

- Trước hết, giỏ đựng hoặc thùng đựng quần áo bẩn bị ẩm ướt, là nơi lý tưởng cho nấm mốc phát triển.

- Thứ hai, quần áo thấm mồ hôi cũng dễ bị ẩm mốc. Nếu nó được trộn với các đồ giặt khác, khu vực nhiễm bẩn sẽ mở rộng và nấm mốc sẽ tăng gấp đôi.

- Ngoài ra, với số lượng lớn quần áo được giặt chung, không dễ để bột giặt tiếp xúc hoàn toàn với từng sợi quần áo và rất khó sạch.

Vì vậy, bạn không nên cho quá nhiều quần áo vào máy giặt mỗi lần giặt, thể tích quần áo chỉ chiếm tối đa 70% thể tích lồng giặt bên trong của máy giặt là tốt nhất.

Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!-3

2. Mặc quần áo mới mà không giặt

Nhiều người mua quần áo mới và mặc luôn mà không giặt. Tuy nhiên, điều này không tốt cho sức khỏe của bạn bởi quần áo mới có khả năng chứa formaldehyde. Formaldehyde là chất có thể gây kích ứng đường hô hấp và da, gây chảy nước mắt, đau họng , ho khan và các phản ứng khác; nó cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban và ngứa. Vì vậy, hãy giặt quần áo mới trước khi mặc, đặc biệt là quần áo lót và quần áo trẻ em.

Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!-4

3. Mặc quần áo giặt khô trực tiếp

Nhiều người nghĩ quần áo giặt khô là đủ sạch nên mặc trực tiếp. Xin lưu ý: Giặt khô sử dụng chất tẩy rửa hoặc dung môi để loại bỏ vết bẩn thông qua các phương pháp đặc biệt. Hiện nay, dung môi được sử dụng phổ biến nhất trong máy giặt khô là perchloroethylene, nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây khó chịu như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt.

Sau khi quần áo được giặt khô, sẽ có ít nhiều chất perchloroethylene còn sót lại. Lời khuyên cho bạn là sau khi giặt khô quần áo đắt tiền nên phơi khô, ở nơi thông thoáng, đợi dung môi bay hơi hết rồi mới mặc.

Quần áo nên phơi mặt phải hay mặt trái? Chỉ cần thêm một thao tác này đảm bảo áo quần luôn phẳng phiu và không bao giờ sợ bạc màu!-5

4. Ngâm quần áo bẩn trong vài giờ

Nhiều người sẽ ngâm quần áo vào nước bột giặt trước khi giặt để làm sạch quần áo. Tuy nhiên, một số người lại ngâm quần áo quá lâu, trong một hoặc hai giờ liền vì nghĩ rằng ngâm càng lâu thì đồ giặt càng sạch. Trên thực tế, việc làm này sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược:

Như chung ta biết, việc ngâm trước khi giặt sẽ giúp chuyển chất bẩn vào nước. Tuy nhiên, hầu hết các chất bẩn có thể tan trong nước trong vòng 15 phút. Nếu ngâm quá lâu, chất bẩn hòa tan trong nước sẽ bị sợi quần áo hấp thụ trở lại gây khó giặt hơn.

Ngoài ra, nếu ngâm quần áo trong nước quá lâu, kết cấu sợi vải sẽ trở nên mềm và tuổi thọ của quần áo bị rút ngắn. Nói chung, ngâm quần áo bẩn trong 15 phút là đủ, đối với quần áo nặng hơn thì không quá 30 phút.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


quần áo

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.