Cách sơ chế và làm sạch cua nhanh gọn

Không phải ai cũng biết cách sơ chế và làm sạch cua nhanh để việc chế biến món ăn trở nên dễ dàng, tốn ít thời gian và công sức.

Tuy là thực phẩm cực kỳ được yêu thích vì độ ngon và bổ dưỡng, cua không được người nội trợ thường xuyên mua về nấu, bởi việc sơ chế và làm sạch cua là một thách thức đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong chế biến thủy hải sản, khiến quy trình trở nên khá kỳ công.

Cách sơ chế và làm sạch cua nhanh 

Khi mua cua đồng, bạn nên chọn những con còn khỏe mạnh, di chuyển linh hoạt và không có dấu hiệu bệnh tật. Lớp vỏ của cua có màu sắc tự nhiên, không bị xỉn màu hay có dấu hiệu bị tổn thương. Khi gõ nhẹ vào mai cua, âm thanh phát ra vang và trong.

Cách sơ chế và làm sạch cua nhanh gọn-1
Cách sơ chế và làm sạch cua có thể là một thách thức đối với nhiều người. (Ảnh: Pngtree)

Sau khi mua về, đầu tiên bạn cho cua vào một thau nước đá trong khoảng 15-20 phút. Nước đá sẽ làm cua tê liệt, giúp cho việc sơ chế trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Nếu không có nước đá, bạn có thể cho cua vào nước muối pha loãng để làm sạch. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm cua quá lâu trong nước muối hoặc nước đá vì điều này có thể làm giảm độ tươi của cua.

Khi thấy cua đã tê liệt hoàn toàn, bạn lấy ra và đem rửa sạch dưới vòi nước chảy. Hãy chú ý rửa cả phần chân và mai để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn có thể dùng bàn chải mềm để cọ rửa phần mai cua cho sạch hơn.

Dùng dao sắc để cắt và tách mai cua ra. Bạn nên cắt từ phía trên của mai, nơi có các khe hở, để dễ dàng tách ra mà không làm vỡ phần thịt bên trong. Sau khi tách mai, hãy cắt bỏ các bộ phận không ăn được như mang, miệng và các phần chân không còn nguyên vẹn.

Khi đã tách mai xong, bạn nên rửa sạch lại một lần nữa dưới nước chảy. Việc này giúp loại bỏ hết những mảnh vụn và vi khuẩn còn sót lại.

Sau khi áp dụng cách sơ chế và làm sạch cua, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, rang me, chiên giòn, rang muối…

Mẹo nấu canh cua nổi tảng 

Để có một bát canh cua ngon, nổi tảng, khi nấu bạn không nên khuấy liên tục vì sẽ khiến thịt cua bị vỡ, không kết tảng được. Thay vào đó, bạn chỉ nên khuấy khi bắc nồi lên bếp, sau đó để cho cua tự nổi tảng, kết lại với nhau.

Lưu ý, cần nấu canh cua dưới lửa vừa, không để lửa lớn vì thịt cua nổi lên dưới áp lực nước sôi mạnh sẽ tan rã. 

Ngoài ra, để cua đóng thành nhiều tảng đẹp mắt, bạn cũng nên vớt tảng cua ra rồi mới cho rau vào nấu. Tại một số nhà hàng hay quán ăn, người ta còn đánh thêm trứng gà vào để giúp cua kết tảng nhiều hơn. Việc sử dụng đậu phụ bóp nhuyễn cũng mang lại hiệu quả này nhưng lại khiến cua bị nhạt, bã.

Để nồi canh cua trong, không dầu mỡ, một số người cho ngay gạch vào nước cua khi nấu để nổi cùng với thịt cua. Một số bà nội trợ khác lại thích phi thơm gạch cua rồi mới cho vào nấu canh. 

Cách thực hiện như sau: Cho dầu mỡ vào chảo đun nóng để phi hành rồi đổ gạch cua vào đảo cho dậy mùi, nêm chút gia vị. Đổ gạch cua phi thơm này lên trên phần tảng thịt cua đã vớt ở bước trên; lúc ăn thì múc canh cua, riêu cua ra tô, sau đó xắn miếng thịt cua đặt lên trên mặt bát.

Theo VTCnews

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/cach-so-che-va-lam-sach-cua-nhanh-gon-ar904477.html

mẹo vặt gia đình


Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.