Cho bìa đậu xuống đất, 2 ngày sau hoa, rau nở rộ đầy sức sống, sạch sâu bệnh khiến bạn bất ngờ

Chỉ cần cho bìa đậu xuống đất, 2 ngày sau hoa nở rộ đầy sức sống, rau tốt tươi sạch sâu bệnh khiến bạn bất ngờ - hãy áp dụng ngay hôm nay.

Chị Thúy Trần (Hà Nội) sau vài lần nghiên cứu và thử nghiệm thành công đã hoàn toàn tin tưởng vào phân bón tự chế lý tưởng nhất, đó chính là đậu phụ – một loại thực phẩm rẻ bèo mua đâu cũng có.

Từ ngày sử dụng “phân bón tự chế” này, cây của chị nhanh tốt hẳn, vừa không tốn tiền mua phân bón hóa học lại còn thân thiện với môi trường, yên tâm khi cho cả gia đình cùng thưởng thức.
 
Làm phân bón cho hoa hồng từ đậu phụ

Trong ban công rộng 5m2 của chị Thúy có khá nhiều loại cây, từ cây cảnh, hoa cho tới rau. Tuy nhiên, khiến mọi người “nhìn phát mê ngay” chính là gốc hồng cổ Sapa. Theo tiết lộ của chị Thúy, trước đây gốc hồng này hay bị sâu mà khá chậm lớn. Từ ngày dùng đậu phụ, nó không còn bị sâu gốc mà “lớn nhanh như thổi”.

Đậu phụ rất giàu chất khoáng như: đồng, kẽm, canxi, magie nên khi sử dụng làm phân bón chúng tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của cây. Bởi vậy, vườn hồng Sapa nhà chị Thúy mới lớn nhanh, nở đẹp như thế. Cách làm như sau:
 
Sau 2 tuần, bạn lấy 4 – 5 bìa đậu phụ bóp nát rồi rắc quanh gốc cây, lấy đất phủ lên là được. Cứ định kì 2 tuần bạn làm một lần.Đậu phụ làm phân bón cho rau: Vì con nhỏ từng bị ngộ độc do không may nuốt phải phân bón hóa học nên chị Thúy bèn nghĩ ra cách tận dụng thực phẩm làm phân bón. Ban đầu, chỉ là những miếng đậu phụ ăn không hết nên chị bón vào, dần dần thì nó trở thành phân bón chính của cây.

Trên ban công nhà chị có đủ các loại rau, từ mồng tơi cho tới loại rau thời vụ như: rau cải, xà lách… Theo chị Thúy, dùng đậu phụ trồng cây có thể rút ngắn khoảng thời gian sinh trưởng, giúp rau nhanh tốt hơn.

Phân bón từ vỏ chuối

Cho bìa đậu xuống đất, 2 ngày sau hoa, rau nở rộ đầy sức sống, sạch sâu bệnh khiến bạn bất ngờ-1

Vỏ chuối rất giàu kali, tuy nhiên đối với cây sống trong không gian nhỏ như chậu, nếu bón vỏ chuối trực tiếp sẽ làm rễ bị thối. Do vậy, vỏ chuối cần phải sơ chế bằng cách xay nhuyễn với một nhúm muối hạt (hoặc nước vo gạo) và vài mảnh vỏ trứng để bổ sung canxi cho cây.

Hỗn hợp này cho ra sản phẩm phân bón nhuyễn mịn, đặc sệt. Người dùng đem chúng trộn với đất và để đất nghỉ khoảng một tuần rồi trồng cây.

Phân bón từ vỏ trứng

Vỏ trứng được tạo thành từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi - chất thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật cùng lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho. Để tận dụng nguyên liệu này, các mẹ có thể bóp vụn vỏ trứng hoặc xay nhỏ trước khi trộn vào đất để chúng phân hủy nhanh hơn, giúp đất hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng.


Phân bón từ bã đậu nành và bã dừa

Các gia đình thường xuyên làm sữa đậu nành và dầu dừa có thể tận dụng bã nguyên liệu để bón cho cây trồng trong nhà.

Cụ thể, bạn trộn bã đậu nành và bã dừa theo tỉ lệ 1:1 vào đất ủ mục khoảng một tháng, sau đó, đem đi bón cho cây. Phân bón này giúp đất tơi xốp và tăng thành phần hữu cơ cho đất.

 

Theo Khỏe & Đẹp

Xem link gốc Ẩn link gốc http://www.khoevadep.com.vn/chi-cho-bia-dau-xuong-dat-2-ngay-sau-hoa--rau-no-ro-day-suc-song-sach-sau-benh-khien-ban-bat-ngo-d206912.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.