Có cần lót giấy vệ sinh lên bồn cầu công cộng?

Lo ngại bồn cầu công cộng bẩn thỉu, nhiều phụ nữ thường lót giấy vệ sinh lên trước khi ngồi với hy vọng ngăn vi khuẩn, cách này có thực sự cần thiết và hiệu quả?

Khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhiều người rất sợ phải tiếp xúc với bồn cầu do lo ngại vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là phụ nữ. Vì thế, họ chọn cách lót giấy vệ sinh lên để cơ thể mình không phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bồn cầu. 

Thực ra, đây là một việc làm vô ích, chẳng những gây tốn giấy vệ sinh, tăng thêm gánh nặng cho môi trường, dễ gây vương vãi rác trên nền toilet mà thậm chí còn phản tác dụng. Các chuyên gia cho rằng, việc lót giấy vệ sinh lên bệ tollet công cộng không ngăn chặn được vi khuẩn mà chính lớp giấy này cũng chứa nhiều vi khuẩn, chúng sẽ trực tiếp xâm nhập cơ thể bạn.

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, cách an toàn nhất là mang theo một chiếc khăn lau riêng để làm sạch bồn cầu hoặc dùng một lọ xịt diệt khuẩn. Trong tình huống quên cả hai món đồ này, bạn có thể chọn cách đi vệ sinh mà không chạm vào mặt bồn cầu (áp dụng tư thế tương tự động tác squat) để đảm bảo an toàn.

Có cần lót giấy vệ sinh lên bồn cầu công cộng?-1
Có nên lót giấy vệ sinh lên bồn cầu công cộng? (Ảnh: Sohu)

Cách "né" vi khuẩn  khi dùng nhà vệ sinh công cộng

Để tăng tối đa mức độ an toàn khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, bạn nên áp dụng những cách ngăn ngừa vi khuẩn sau:

Lựa chọn giấy vệ sinh an toàn

Vùng kín của phụ nữ rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận sẽ bị nhiễm vi trùng từ bồn cầu công cộng, dẫn đến các bệnh phụ khoa. Vì thế, việc dùng giấy vệ sinh cũng phải hết sức cẩn trọng. Giấy vệ sinh để sẵn trong nhà vệ sinh công cộng có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tốt nhất bạn nên sử dụng giấy của riêng mình.

Nếu trữ giấy vệ sinh trong túi xách, bạn nên chọn loại có túi bọc để vi khuẩn từ các món đồ khác trong túi xách không dính vào giấy vệ sinh và sau đó lây nhiễm sang cơ thể bạn. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh phụ khoa.

Hạn chế tiếp xúc lâu với giấy vệ sinh

Chúng ta cũng nên tránh để giấy vệ sinh tiếp xúc với vùng kín quá lâu vì có thể lượng vi khuẩn còn sót lại trên giấy sẽ dính vào cơ thể, rất khó để kiểm soát. Thực tế, rất nhiều phụ nữ bị bệnh phụ khoa liên quan đến việc sử dụng giấy lau chất lượng kém. Bạn có thể lựa chọn cách rửa sạch bằng nước và thấm khô với giấy vệ sinh để hạn chế số lần sử dụng giấy.

Có cần lót giấy vệ sinh lên bồn cầu công cộng?-2
 (Ảnh: Sohu)

Luôn rửa tay xà phòng khi đi vệ sinh

Việc rửa tay rất cần thiết để làm sạch vi khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh. Sau đó, bạn dùng khăn giấy cá nhân lau khô tay sạch sẽ. Hạn chế dùng máy sấy công cộng vì đây cũng là nơi phát tán rất nhiều vi khuẩn gây hại.

Cẩn trọng với tay nắm cửa

Đây cũng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn vì bạn không thể đảm bảo những người đi trước có rửa tay đúng cách hay không. Để an toàn, bạn có thể mang theo khăn giấy riêng và lót vào tay nắm cửa để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.

Hạn chế dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Nếu sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, bạn sẽ khiến vi khuẩn dính vào điện thoại, và sau đó đưa nó đến gần miệng để nói chuyện, hay mang đi ăn uống. Như vậy, vi khuẩn từ nhà vệ sinh sẽ được bạn mang đi khắp nơi và sau đó truyền trực tiếp vào cơ thể mình.

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/co-can-lot-giay-ve-sinh-len-bon-cau-cong-cong-ar889112.html

mẹo vặt gia đình


Làm cha mẹ như... nước
Bạn bè tôi luôn nói tôi may mắn khi có 3 đứa con ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ và không quậy tung nóc như con của nhiều người. Nhưng sự thực thì chả phải đâu. 3 đứa nhà tôi cũng chẳng phải dạng vừa đâu. Chỉ là chúng tôi đều nhìn nhau mà sống, lựa chiều nhau mà cư xử.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.