Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô?

Tận dụng nhiệt độ từ cục nóng để làm khô đồ đạc là ý tưởng không ít người nghĩ đến, liệu có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô?

Cục nóng điều hòa (còn gọi là dàn nóng) là bộ phận tỏa nhiệt ra môi trường khi điều hòa hoạt động, có tác dụng giúp quá trình hoạt động của điều hòa một chiều hay điều hòa hai chiều diễn ra trơn tru hơn. .

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hoà? 

Có thể do không gian sống nhỏ hẹp hoặc muốn tiết kiệm thời gian nên một số người tận dụng cục nóng điều hoà để làm chỗ phơi đồ, bởi bộ phận này toả ra nhiệt lượng đáng kể khi hoạt động. 

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô? Câu trả lời là không nên. Mặc dù giúp đồ đạc nhanh khô hơn so với phơi tự nhiên nhưng nhiệt độ cao từ cục nóng điều hoà có thể làm hỏng cấu trúc sợi vải, khiến quần áo, chăn màn trở nên cứng và nhanh hỏng. Đặc biệt, những chất liệu nhạy cảm như lông vũ, lông cừu nếu phơi dưới cục nóng điều hoà sẽ rất dễ bị biến dạng hoặc mất đi tính năng cách nhiệt. 

Hơn nữa, cục nóng điều hoà thường lắp ở vị trí bên ngoài ban công, tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, vi khuẩn nên nếu phơi đồ trên cục nóng, bụi bẩn vi khuẩn dễ dàng xâm nhập quần áo, chăn màn, dễ gây dị ứng, viêm da và các bệnh ngoài da khác. 

Điều quan trọng nhất, cục nóng điều hoà là thiết bị điện nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu nhiệt độ quá cao hoặc khi có sự cố kỹ thuật. Trong khi đó, quần áo, chăn màn lại là vật liệu dễ bắt lửa nên việc phơi đồ ở vị trí này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khá lớn hoặc làm hỏng thiết bị. 

Việc phơi đồ trên cục nóng điều hoà còn cản trở không khí lưu thông quanh thiết bị, làm giảm hiệu suất, ảnh hưởng đến khả năng làm mát hoặc sưởi ấm của điều hoà và tiêu hao nhiều điện năng hơn. 

Với những lý do kể trên, bạn không nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô mà hãy làm khô bằng phương pháp khác.

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô?-1
Không nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hoà. (Ảnh minh hoạ: Istock)

Những vị trí phù hợp để phơi quần áo, chăn màn 

Nếu gia đình bạn có không gian nhỏ, không đủ chỗ phơi đồ thì có thể tham khảo một số vị trí và phương pháp phù hợp sau để làm khô nhanh quần áo, chăn màn: 

- Sử dụng máy sấy: Máy sấy quần áo làm khô nhanh, đồng thời còn có tính năng diệt khuẩn và hút bụi mịn nên quần áo càng sạch sẽ. Nhiều dòng máy sấy còn có chế độ điều chỉnh nhiệt phù hợp với từng loại vải cũng như các loại trang phục, giúp bảo vệ đồ khá tốt, lại phòng tránh được nguy cơ cháy nổ. 

- Phơi quần áo trong nhà, ở nơi thoáng mát, khô ráo như cửa sổ, ban công. Nếu không có máy sấy quần áo, bạn có thể treo quần áo trong phòng và bật chế độ hút ẩm của điều hoà. 

- Phơi quần áo dưới mái hiên là cách giúp những món đồ được làm bằng chất liệu "dễ tổn thương" tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, lại không sợ bị ướt khi trời đổ mưa. 

Với những gia đình sống ở khu tập thể, chung cư, đôi khi việc phơi quần áo gần cục nóng điều hoà là điều khó tránh khỏi. Vậy nên để giảm thiếu tối đa những nguy hiểm tiềm ẩn, bạn cần: 

- Nghiên cứu vị trí lắp đặt cục nóng, tránh để hướng gió của cục nóng phả thẳng vào vị trí phơi quần áo.

- Không phơi quần áo phía trên cục nóng vì có thể nhỏ nước lên thiết bị.

- Nên vắt thật ráo quần áo trước khi phơi, tránh tình trạng quần áo nhỏ nước, gây mất vệ sinh và giảm độ bền của cục nóng.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/co-nen-phoi-quan-ao-chan-man-tren-cuc-nong-dieu-hoa-cho-nhanh-kho-ar883528.html

phơi quần áo


Mách bạn các mẹo cực hay để giải rượu bia
Áp dụng những cách giải rượu bia đơn giản mà hiệu quả dưới đây, bạn có thể lấy lại sự tỉnh tảo và giảm thiểu phần nào tác hại của đồ uống có cồn đối với cơ thể.
Biết lắng nghe con
Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.