Có nên rút phích cắm điện TV sau mỗi lần xem?

Nhiều người có thói quen rút phích cắm TV sau mỗi lần xem để tiết kiệm điện năng, cách làm này liệu có đúng?

Tắt thiết bị và rút phích cắm khi không sử dụng là cách tiết kiệm điện rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn không cần bật/tắt hay rút phích cắm thường xuyên. 

Vậy với TV thì sao, liệu có cần rút phích cắm điện TV sau khi dùng hay không... là điều khiến nhiều người băn khoăn.  

Có cần rút phích cắm điện TV sau khi dùng?

TV vẫn hoạt động ở chế độ nền (chế độ chờ) chứ không tắt hoàn toàn sau khi tắt bằng điều khiển, điều này sẽ làm tiêu tốn một lượng điện nhất định. Do đó để tiết kiệm, nhiều người sau khi tắt TV bằng điều khiến đã thực hiện thêm một bước nữa là rút phích cắm ra khỏi ổ.

Có nên rút phích cắm điện TV sau mỗi lần xem?-1
Có cần rút phích cắm điện TV sau khi dùng? (Ảnh: Pinterest)

Cách làm này chẳng những không cần thiết mà còn sai lầm. Thực tế, lượng điện tiêu thụ sau khi rút TV và khi vẫn cắm điện không chênh lệch nhiều. Sau khoảng 10 phút tắt TV,  điện năng tiêu thụ giảm từ 200W xuống còn 1,8W. Con số này cho thấy điện năng tiêu thụ của TV khi cắm điện mà không bật là rất thấp.

Với công suất này, 1 tháng bạn cắm TV liên tục thì sẽ chỉ tiêu thụ 1,8 x 24 x 30 = 1296Wh = 1,29kWh điện, quy ra tiền chỉ khoảng vài nghìn đồng.

Trong khi đó, thói quen rút phích cắm thường xuyên sau mỗi lần dùng TV sẽ ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và gây hại cho thiết bị do nguồn điện vào không ổn định. Mỗi lần bạn cắm lại,  TV cần nạp điện và mất nhiều thời gian hơn để khởi động lại từ đầu. Quy trình này diễn ra liên tục trong thời gian dài khiến TV nhanh hỏng hơn.

Do đóm bạn không cần rút phích cắm điện TV sau khi dùng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý, việc đột ngột rút phích cắm TV sau khi vừa xem mà không tắt nguồn trước đó sẽ khiến cho dây tóc đèn màn hình rất dễ bị va đập, toé lửa. Điều này có thể khiến TV nhanh hỏng, lại tiềm tàng nguy cơ cháy nổ.

Tắt, mở TV thế nào cho đúng cách?

Nếu gia đình thường xuyên xem TV thì bạn chỉ nên tắt bằng remote (điều khiển). Nếu ccẩn thận hơn, bạn có thể nhấn thêm nút nguồn trên TV là đã có thể đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị về lâu dài.

Tuyệt đối không bao giờ tắt TV đột ngột bằng cách rút nguồn điện.

Nếu bạn muốn rút hẳn dây điện thì nên tắt TV bằng remote trước, đợi khoảng 10 giây rồi mới rút dây điện ra. Đó là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ của TV nhà bạn.

Khi nào nên rút phích cắm TV?

Không nên rút phích căm TV thường xuyên, nhưng trong một số trường hợp bạn vẫn nên rút để đảm bảo an toàn:

- Khi không sử dụng TV trong thời gian dài: Nếu bạn đi xa và có thể không sử dụng TV trong một thời gian, để đảm bảo sự an toàn, tiết kiệm điện năng, bạn nên rút phích cắm ra khỏi ổ điện, bởi rất nhiều trường hợp TV rò rỉ điện tạo ra các tia lửa, gây hỏa hoạn.

- Khi mưa bão to hoặc sấm sét: Khi nghe dự báo thời tiết, biết có khả năng xuất hiện sấm sét, hãy dành vài phút để rút phích cắm TV và các thiết bị điện trong nhà. Việc này tuy hơi mất công nhưng có thể cứu được ví tiền của bạn, tránh việc phải sắm đồ mới hoặc mất chi phí sửa chữa.

Khi mưa bão nghiêm trọng, nguy cơ sét đánh vào nhà xuất hiện, có thể làm cháy TV của bạn. Mặc dù có các thiết bị chống sét nhưng bạn vẫn nên rút phích cắm TV ra để đảm bảo an toàn.

- Khi vệ sinh TV: Bạn nên rút điện TV khi vệ sinh để tránh những tai nạn bất ngờ về điện có thể xảy ra cũng như khiến bạn dễ dàng nhìn thấy bụi bẩn hơn. Sau khi rút điện, bạn nên đợi khoảng 10 phút cho TV nguội rồi mới tiến hành vệ sinh và chỉ rút khi tay bạn đang khô để tránh bị điện giật. 

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/co-nen-rut-phich-cam-dien-tv-sau-moi-lan-xem-ar839413.html

mẹo vặt gia đình


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.