Đã nghèo mà vẫn chi tiêu theo cách này thì chỉ khiến chị em ngày càng nghèo thêm

Nếu có thói quen chi tiêu nào trong danh sách dưới đây, bạn cần thay đổi ngay.

1. Chỉ ước tính mức chi tiêu

Trước khi lập một khoản ngân sách, bạn phải biết chính xác tiền của mình tiêu vào đầu và chi phí sinh hoạt thực sự của bản thân. Chỉ ước tính hoặc đoán là hoàn toàn vô ích, bởi có thể bạn chi nhiều hơn mình nghĩ. 

"Bạn nên theo dõi chi tiêu của cá nhân 1-2 tháng trước khi lập ngân sách", Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân chia sẻ. "Hãy lập danh sách tất cả mọi thứ đã chi tiêu. Bằng cách này, bạn có thể biết được tiền của mình đã đi đâu và lập được một ngân sách thiết thực nhất", Choi đưa lời khuyên.

2. Mua đồ chỉ vì chúng được bán giảm giá

Mua đồ trong những dịp giảm giá thật tuyệt nhưng mua đồ chỉ vì chúng được bán giảm giá lại là một chuyện khác. Các cửa hiệu thường sử dụng chiêu thức giảm giá, khuyến mại để khiến bạn phải bỏ tiền ra mua những thứ bạn không có ý định mua từ trước, đây thường là những những món đồ bạn không quá cần hoặc không quá thích.

Trước khi định mua một món đồ giảm giá, hãy suy nghĩ liệu bạn có thực sự muốn nó đến mức bạn sẵn sàng mua nó kể cả khi không được giảm giá. Nếu câu trả lời là có, thì hãy nên mua. Còn nếu câu trả lời là không, tức là bạn không nhất thiết phải mua nó.

3. Không dự trù tài chính cho những biến cố

Những người thành công luôn có kế hoạch chu toàn cho những biến đổi lớn trong cuộc đời. Điều này giúp họ có thể điều chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với những sự kiện có thể xảy ra mà có thể lên kế hoạch như: kết hôn, mua nhà, sinh con...

Với người nghèo, họ thường chi tiêu theo kiểu làm đến đâu, ăn đến đó. Họ không có một khoản tiết kiệm nên khi xảy đến những tình huống lớn, họ bị động đối với tài chính. Họ vội vã vay mượn và mang trên vai những khoản nợ.

Để quản lý chi tiếu một cách tốt nhất, bạn nên đề ra những kế hoạch dài hơn, sẵn sàng cho những biến động lớn trong cuộc đời. Một hành động tưởng chừng nhỏ này sẽ giúp bạn cân bằng tài chính và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn và gia đình.

Đã nghèo mà vẫn chi tiêu theo cách này thì chỉ khiến chị em ngày càng nghèo thêm-1


.
4. Kỳ vọng phi thực tế

Có thể bạn đang háo hức cải thiện tình hình tài chính của mình, nhưng không nên đặt ra các mục tiêu quá cao. Kế hoạch ngân sách "thắt lưng buộc bụng" trông có vẻ khá tốt trên giấy tờ, nhưng nó thường không đem lại hiệu quả hoặc phi thực tế.

"Khi mới lập ngân sách, đặc biệt là lúc đang cố trả nợ thẻ tín dụng, mọi người thường đưa ra những con số lý tưởng trên giấy tờ, nhưng lại phi thực tế", Stephanie Genkin, chuyên gia hoạch định tài chính tại Brooklyn, New York cho biết. Thay vào đó, Genkin khuyên mọi người nên bắt đầu từ từ với các bước nhỏ. Ví dụ như mang theo đồ ăn trưa hai lần mỗi tuần và dần dần tăng lên 5 ngày.

5. Mua hàng không bằng tiền của bạn


Thẻ tín dụng và vay mượn là một giải pháp dễ dàng khi bạn không có tiền. Vay tiền cho những thứ bạn không thực sự cần thiết sẽ chỉ khiến tình trạng nợ nần của bạn thêm tồi tệ. Tốt nhất chỉ nên chi tiêu cho những gì thật cần thiết, và nên nhận một số công việc nhỏ làm thêm cũng như bán vợi những món đồ không cần thiết.

Khi bạn có dự định đi sâu vào nợ nần, ví dụ vay tiền để mua xe, mua nhà, cần phải xem xét các điều khoản trả nợ cẩn thận. Hãy chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch chi tiết để trả các khoản vay có thời hạn này. Ngoài ra, bạn cũng nên làm các phép so sánh: có nhất thiết phải vay nhiều tiền để xây nhà to hay chỉ cần xây ngôi nhà vừa phải.

6. Cố gắng đua đòi theo bạn bè

Thực tế là bạn bè của bạn sẽ không bao giờ chia sẻ về tài chính của họ hay quan tâm về ngân sách của bạn. "Nếu có gắng đua đòi theo đám bạn chi tiêu vô độ, có thể bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phép", Avery Breyer, tác giả cuốn "Smart Money Blueprint: How to Stop Living Paycheck to Paycheck" cho biết. Điều này không có nghĩa là bạn ngừng giao du với những người bạn này hoàn toàn. Vấn đề là bạn cần tỉnh táo và biết được mình đang đi mua sắm với ai.

 

Theo Giadinh.net

Xem link gốc Ẩn link gốc http://giadinh.net.vn/ky-nang-song/da-ngheo-ma-van-chi-tieu-theo-cach-nay-thi-chi-khien-chi-em-ngay-cang-ngheo-them-20200608223554106.htm

mẹo vặt cuộc sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.