Dội nước vào cục nóng điều hòa để giải nhiệt: Thợ sửa điện máy lắc đầu bó tay

Việc sử dụng máy điều hòa với tần suất dày đặc, thậm chí là liên tục ngày này qua ngày khác vào những đợt nắng nóng cao điểm có thể khiến dàn nóng quá nhiệt và “đình công”. Nhiều người thấy dàn nóng tỏa nhiệt kém bèn dội nước vào, liệu có đúng?

Dội nước vào cục nóng điều hòa: Nên hay không nên?

Trong những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ trên 40 độ C, nhiều cư dân mạng truyền nhau cách xử lý là tắt điều hòa một lúc, sau đó dội nước vào cục nóng, rồi mới bật cho máy chạy lại, điều hòa sẽ tỏa ra hơi lạnh hơn trước.

Dội nước vào cục nóng điều hòa để giải nhiệt: Thợ sửa điện máy lắc đầu bó tay-1

Cách này gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa nhà bạn, và không nên làm. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, cục nóng nóng gấp nhiều lần bình thường, khi xối nước trực tiếp vào có khả năng gây chạm, chập cho hệ thống điện của quạt giải nhiệt. Chưa kể đến việc, dội nước xong lại tiếp tục bật, điều hòa sẽ lại chạy với tốc độ và công suất nhiều như vậy nên không có tác dụng.

Cách giảm nhiệt dàn nóng điều hoà hiệu quả nhất

Lắp đặt thêm các đường ống phun sương ngay tại dàn nóng điều hoà

Tại các địa điểm như trung tâm mua sắm, khu công nghiệp,… việc vệ sinh cũng như tạo vị trí thoáng để lắp đặt cũng không thể giải quyết được vấn đề. Giải pháp được đề ra là bạn hãy tạo thêm một số môi trường nhân tạo giúp giảm nhiệt cho dàn nóng điều hòa một cách hiệu quả hơn, cụ thể là lắp thêm hệ thống phun sương giải nhiệt cho dàn nóng điều hòa ngoài trời.

Sử dụng hệ thống phun sương sẽ làm nhiệt độ môi trường xung quanh dàn nóng hạ xuống từ từ nên không gây sốc nhiệt tổn hại đến vỏ thiết bị. Cách làm này sẽ có hiệu quả chậm nhưng chắc chắn thành công và rất an toàn. Bạn nên lắp đặt hệ thống này phía bên trên dàn nóng, chú ý không đặt các ống dây dẫn nước chạm phải bề mặt của dàn nóng để đảm bảo độ bền cho dây dẫn

Vệ sinh dàn nóng điều hoà sạch sẽ thường xuyên

Nhiều bạn vẫn lầm tưởng rằng, công dụng của dòng điều hoà inverter là hoạt động êm ái, khả năng vận hành cao, và chống chịu với thời gian khá tốt, nên ta ít phải vệ sinh thiết bị này. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, hầu như mọi thiết bị điện tử đều có thời gian bảo trì theo quy định của nó, đặc biệt hơn khi ta sử dụng điều hoà trong mùa nắng nóng thì điều này còn rất quan trọng, dù cho là thiết bị điều hoà có bền đi chăng nữa, nếu ta không vệ sinh thường xuyên thì khả năng chiếc điều hoà đó chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian ngắn mà thôi.

Dàn nóng điều hoà sau một thời gian sử dụng bụi bẩn sẽ tích tụ bám vào các khe tản nhiệt của dàn nóng làm hạn chế diện tích trao đổi nhiệt dàn nóng ra môi trường.

Dội nước vào cục nóng điều hòa để giải nhiệt: Thợ sửa điện máy lắc đầu bó tay-2

Hay như khi bụi bám dính vào dầu máy và động cơ máy nén, chúng sẽ làm tăng ma sát đồng thời làm tăng nhiệt trong dàn nóng. Khí nóng không thoát ra được sẽ làm tăng nhiệt độ trong dàn nóng, đến một ngưỡng nào đó chúng sẽ làm các mối hàn hay dây dẫn bị hư hại.

Như vậy, nếu dàn nóng bám bụi bẩn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải nhiệt của hệ thống, từ đó giảm khả năng làm mát của điều hòa. Giải pháp để làm mát dàn nóng hiệu quả lúc này chính là vệ sinh dàn nóng định kỳ.

Theo Sài Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/doi-nuoc-vao-cuc-nong-dieu-hoa-de-giai-nhiet-tho-sua-dien-may-lac-dau-bo-tay.html

điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.