Đóng kín cửa bật điều hòa 29 độ sai: Dùng như này mới tiết kiệm điện tối đa, không hại người, không ốm

Khi sử dụng điều hòa, chỉ cần biết một số mẹo nhỏ bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền điện lại không hại sức khỏe.

Điều hòa giúp làm mát, mang lại cảm giác dễ chịu cho chúng ta vào ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, khi sử dụng không tính toán, điều hòa có thể tiêu thụ rất nhiều điện năng.

Một số người cho rằng việc dùng điều hòa cần đóng cửa kín mít và bật 29 độ sẽ tiết kiệm nhất, nhưng sự thực có phải như vậy hay không?

Đóng kín cửa bật điều hòa 29 độ sai: Dùng như này mới tiết kiệm điện tối đa, không hại người, không ốm-1

Một số người để điều hòa 29 độ C vào ban đêm cho tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn đúng.

Theo một số khuyến nghị, nhiệt độ điều hòa không khí từ 26 độ C trở lên là mức giúp tiết kiệm năng lượng. Sau đó cứ mỗi giờ lại tăng thêm 1 độ để giảm được từ 7-10% điện năng.

Mỗi người có khả năng cảm nhận nhiệt độ khác nhau. Có người cảm thấy 29 độ C là nóng cũng có người thấy như vậy là lạnh. Vì thế, bạn không nhất thiết phải để điều hòa ở mức 29 độ C mà nên điều chỉnh cho phù hợp với cảm nhận của bản thân, chỉ cần trên 26 độ C là được.

Lưu ý, không nên để nhiệt độ dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên trong và bên ngoài phòng sẽ gây hại cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nhiệt độ cài đặt thích hợp với sức khỏe của chúng ta là 26-29 độ C.

Còn việc đóng kín cửa bật điều hòa, các chuyên gia cho rằng, không khí trong phòng điều hòa đóng kín thường độc hại gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời. Nếu liên tục sử dụng điều hòa trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì chỉ sau vài ngày, chúng ta sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, giống như không có oxy để thở.

Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe gia đình, đặc biệt là người nhà, trẻ nhỏ.

Vì vậy, bạn có thể tạo những khe hở nhỏ trong phòng để lưu thông khí, lắp thêm quạt thông gió; nên lựa chọn các loại điều hòa có kèm chức năng lọc không khí, vừa giúp làm mát, vừa đảm bảo sức khỏe.

Khi nhiệt độ giảm xuống (vào chiều tối, khi trời mưa...), bạn có thể tắt điều hòa, mở cửa phòng để không khí lưu thông.

Ngoài ra, cần nhớ một số lưu ý sau khi dùng điều hòa để tiết kiệm điện

Không để nhiệt độ quá thấp

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5-3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu hạ nhiệt độ điều hòa xuống 1 độ C thì điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm 1,5-2,5%.

Để tiết kiệm điện, bạn nên để mức điều hòa nhiệt độ trong khoảng 25-28 độ C.

Kết hợp điều hòa với quạt điện

Việc này khiến nhiều người có cảm giác tốn điện hơn. Tuy nhiên, đây là biện pháp giúp làm mát căn phòng vừa giúp tiết kiệm một phần điện.

Quạt điện sẽ giúp hơi lạnh lan tỏa trong phòng nhanh hơn, khiến phòng được làm lạnh nhanh. Chỉ cần sử dụng quạt trong khoảng 15 phút đầu khi mới khởi động điều hòa. Sau đó, bạn có thể tắt quạt. Không khí trong phòng đã đủ mát thì dùng quạt sẽ gây lãng phí điện.

Bật - tắt điều hòa liên tục

Một số người có thói quen tắt điều hòa khi cảm thấy phòng đủ lạnh và bật lên khi bắt đầu thấy nóng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến hóa đơn tiền điện của gia đình tăng lên nhanh hơn.

Theo các chuyên gia điện máy, bật - tắt điều hòa liên tục sẽ làm máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần và làm lạnh đến mức nhiệt độ đã cài đặt. Điều này đồng nghĩa với thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

Ngoài ra, việc nhiệt độ xung quanh thay đổi liên tục cũng ảnh hưởng khống tốt đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Sử dụng chế độ Dry Mode

Một số người cho rằng sử dụng chế độ Dry Mode kết hợp với bật quạt gió nhẹ có thể giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, chế độ Dry Mode chỉ phát huy tác dụng khi môi trường có độ ẩm cao hoặc những ngày nhiều mưa. Vào những ngày oi bức, độ ẩm thấp, khi bật chế độ Dry, điều hòa sẽ hoạt động như một máy hút ẩm, làm giảm độ ẩm trong không khí và khiến chúng ta cảm thấy khô hơn.

Để chế độ Sleep ban đêm

Theo các kỹ sư chuyên về điều hòa và hệ thống thông gió, chế độ Sleep (chế độ ngủ đêm) là chế độ tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khoẻ đặc biệt của máy lạnh. Chế độ này giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác thư thái cho người sử dụng khi ngủ.

So với nhiệt độ thiết lập ban đầu, thông thường sau 30 phút hoặc một tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên một độ, sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ thì sẽ duy trì mức nhiệt độ đó. Cách này giúp bạn không bị rét lúc nửa đêm (do nhiệt độ về đêm giảm), ngủ ngon và sâu hơn.

Ví dụ trước lúc đi ngủ, bạn để nhiệt độ 26 độ C, thì nửa tiếng hoặc một tiếng sau, điều hòa sẽ tăng lên 27 độ. Và khoảng 2 tiếng nữa sẽ tiếp tục tăng lên 2 độ, cân bằng với nhiệt độ bên ngoài.

Theo đó, chế độ Sleep sẽ giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể, hạn chế sự hao tổn điện năng.

Nên dùng điều hòa bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Tần suất sử dụng điều hòa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Trong những ngày oi bức, nhiệt độ ngoài trời có thể lên trên 40 độ C, bạn có thể bật điều hòa 15-20 tiếng/ngày. Vào những ngày mát hơn, thời gian sử dụng điều hòa có thể giảm xuống 8-10 tiếng, tùy vào điều kiện.

Việc để điều hòa chạy 24/24 có thể khiến tuổi thọ của máy bị giảm và cũng có thể tăng nguy cơ chập điện, cháy nổ.

Chúng ta nên tranh thủ thời điểm không khí dịu mát như vào sáng sớm hoặc chiều tối, những lúc có mưa dông để tắt điều hòa cho máy nghỉ.

Ngoài ra, việc dùng điều hòa liên tục cũng không tốt cho sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ.

Theo Xe và thể thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/dong-kin-cua-bat-dieu-hoa-29-do-sai-dung-nhu-nay-moi-tiet-kiem-dien-toi-da-khong-hai-nguoi-khong-om.html

điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.