Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm

Ai cũng nghĩ vo gạo đơn giản nhưng thực tế việc này cũng cần có kỹ năng, nếu không cơm sẽ bị mất chất hoặc không ngon.

Cơm là món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của gia đình Việt. Mặc dù ăn cơm mỗi ngày nhưng bạn đã biết cách nấu sao cho ngon chưa? Việc nấu cơm ngon sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng gạo, cách đo lượng nước phù hợp, và cả cách vo gạo - một yếu tố mà nhiều người không ngờ tới. Vậy khi nấu cơm nên vo bao nhiêu lần để gạo được sạch? Cách vo như nào để cơm được mềm, ngon và thơm? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này.

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-1

Mặc dù nấu cơm rất đơn giản nhưng mùi vị của cơm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của chúng ta. Nếu cơm mềm và ngọt thì cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên rất nhiều, vì vậy bạn có thể ăn thêm nhiều thức ăn hơn. Ngược lại, cơm cháy dở, cứng, không thơm, sẽ khiến bạn không muốn ăn thêm miếng thứ hai chứ chưa nói đến việc ăn thêm các loại thức ăn khác. Điều đó cho thấy rằng nấu cơm là một việc rất quan trọng, ngang ngửa chế biến một món ăn ngon.

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-2

Để cơm được ngon thì vo gạo cũng là việc rất quan trọng. Nhiều người nghĩ việc vo gạo chỉ cần cho nước vào, dùng tay đảo lên một vài lần rồi chắt bỏ nước là xong. Tuy nhiên, nếu bạn vo gạo không cẩn thận sẽ để sót lại chất bẩn trong gạo, cơm nấu lên sẽ không được trắng và thơm.

Còn nếu vo gạo quá kỹ thì lại khiến gạo bị mất chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Vì phần lớn các chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, B6, gluxit, protein, chất khoáng... ở bên ngoài hạt gạo, nếu vo gạo quá kỹ sẽ khiến các chất này bị rửa trôi mất. Phần còn lại trong cơm chỉ là phần lõi tinh bột và rất ít chất dinh dưỡng. Khi tiêu thụ nhiều tinh bột thì chỉ khiến bạn tăng nguy cơ bị béo phì, tiểu đường , tăng huyết áp… mà thôi.

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-3

Cách vo gạo đúng: Thông thường bạn nên vo gạo 2 lần. Đầu tiên, bạn cho nước vào gạo, đảo nhanh tay rồi đổ đi để làm sạch các chất bám trong gạo, như vậy cơm sẽ ngon hơn. Sau đó tiếp tục cho nước khác vào vo gạo lần thứ hai, lần này bạn cũng đảo nhanh tay rồi chắt bỏ nước chứ không chà xát vào gạo. Sau khi vo xong, bạn hãy cho gạo vào nồi chuẩn bị nấu.

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-4

Khi nấu cơm, nên dùng nước nóng vì khi đó lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng co lại tạo thành màng bảo vệ giúp gạo không nứt vỡ, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ không bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi đồng thời khiến hạt cơm chín đều và ngon hơn. Nếu dùng nước lạnh nấu cơm sẽ khiến các hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng bị tan ra trong nước và bốc hơi mất. 

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-5

Một mẹo nhỏ là bạn hãy thêm hai giọt dầu ăn vào khi nấu cơm, sẽ giúp cơm dẻo, ngon, thơm hơn, hạt cơm thành phẩm nhìn căng bóng và hấp dẫn.

Khi nấu cơm, nên vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai ngay từ bước đầu tiên, bảo sao cơm không mềm, không thơm-6

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.