Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon

Với cách làm đơn giản này, khoai tây để cả tháng cũng chẳng hề hấn gì.

Khoai tây là thực phẩm yêu thích của nhiều người bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và có thời gian bảo quản được lâu hơn so với các loại rau xanh. Tuy nhiên, để chọn được loại khoai tây ngon cũng như bảo quản sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nếu mua phải những củ không ngon thì dù có bảo quản bằng cách nào cũng khó mà giữ được lâu. Bài viết dưới đây Tintuconline sẽ hướng dẫn bạn cách chọn khoai tây sao cho thật ngon và bảo quản chúng được lâu nhất nhé.

1. Cách chọn khoai tây ngon

Khi chọn khoai tây, đầu tiên bạn cần phải xem vỏ của chúng, nếu vỏ mịn và không dính đất càng tốt. Khoai tây vỏ nhẵn cho thấy chúng tươi hơn, có nhiều nước bên trong và giàu chất dinh dưỡng hơn, khi gọt vỏ cũng dễ dàng hơn. Ngược lại, những củ khoai vỏ nhăn nheo thì có nghĩa là chúng đã được để trong thời gian dài, bị mất nước nên hàm lượng dinh dưỡng không cao. Khoai có vỏ sần sùi, nhiều mắt thì sẽ khó gọt và bị mất nhiều phần thịt hơn.

Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon-1

Điểm lưu ý thứ hai khi chọn khoai tây là chúng ta nên mua củ có hình bầu dục, khi gọt vỏ sẽ dễ cầm hơn và nhìn trông cũng ngon hơn.

Điểm thứ ba khi chọn khoai là cần chú ý đến màu sắc của khoai tây. Hãy chọn mua những củ có màu vàng đều, không nên chọn củ chuyển sang xanh vì lúc đó có khả năng khoai đã mọc mầm, ăn vào có thể bị ngộ độc do các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người.

Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon-2

2. Cách bảo quản khoai tây

Để bảo quản khoai tây được lâu, bạn nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể:

Cách 1: Dùng thùng, hộp carton

Cho khoai tây vào thùng carton, tìm một chiếc khăn giấy rồi cho một thìa muối vào gói lại và đặt vào trong thùng. Muối ăn có tác dụng hút bớt hơi ẩm trong thùng nên khi bảo quản khoai tây theo cách này có thể ngăn chặn quá trình mọc mầm và củ không dễ chuyển sang màu xanh.

Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon-3

Cách 2: Dùng màng bọc thực phẩm

Bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khoai lại nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của khoai với môi trường bên ngoài (cụ thể là hơi nước), như vậy sẽ ngăn được hiện tượng mọc mầm. Sau đó, bạn cho từng củ khoai được bọc kín bằng màng bọc vào túi ni lông đen (nếu không có túi ni lông đen thì nên dùng túi cản sáng) để khoai không bị mọc mầm và đỡ bị thâm.

Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon-4

Cách 3: Cho vào túi nilon đen cùng một quả táo

Sau khi bọc kín khoai tây bằng màng bọc thực phẩm và cho vào túi nilon đen, bạn hãy cho thêm một quả táo vào cùng. Etylen tiết ra từ táo có thể ức chế sự phát triển của chồi và rễ khoai tây, phương pháp này cũng bảo quản tốt khoai hơn.

Khoai tây được bảo quản như thế này sẽ không mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, dù để cả tháng cũng vẫn ngon-5

Lưu ý: Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


khoai tây

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.