Lẹo mắt bỗng dưng xuất hiện khiến bạn vừa khó chịu vừa mất tự tin, làm thế nào để chúng sớm biến mất?

Lẹo mắt xuất hiện không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn mất tự tin trong giao tiếp.

Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn" vô cùng quan trọng với mỗi người trong giao tiếp và nhìn nhận thế giới xung quanh. Thế nhưng bỗng một ngày lẹo mắt xuất hiện, khiến bạn vừa khó chịu lo lắng vừa mất tự tin khi chuyện trò với người khác. Khi đó cần làm gì để điều trị nhanh, dứt điểm chúng là điều mà ai cũng mong muốn nhất.

Lẹo mắt là gì và triệu trứng ra sao?

Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bã nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ u lên có thể to hơn khi nó chứa đầy mủ. 

Lẹo mắt bỗng dưng xuất hiện khiến bạn vừa khó chịu vừa mất tự tin, làm thế nào để chúng sớm biến mất?-1

Khi lẹo lần đầu xuất hiện, mí mắt có thể sưng đỏ và có xu hướng sụp xuống. Ngoài ra, bạn còn bắt gặp một số triệu chứng khác, chẳng hạn như: Cảm giác bị cộm trong mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, cảm thấy có sức nặng đè trên mí mắt, khó chịu hoặc ngứa và chảy nước mắt nhiều…

Về nguyên nhân, lẹo mắt là thường là do bụi bặm, phấn trang điểm hoặc những mảnh vụn khác làm tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến bã nhờn của mắt mà sinh ra. Ngoài ra, những người đang bị viêm bờ mi có nguy cơ bị mọc lẹo cao hơn. Các yếu tố khác như vi khuẩn xâm nhập, cơ thể thiếu nước, căng thẳng và những thay đổi hormone cũng góp phần làm xuất hiện lẹo.

Thông thường lẹo sẽ mất khoảng 7 đến 10 ngày mới tự vỡ và biến mất, trong khoảng thời gian này người bệnh sẽ đau nhức bờ mi, khó chịu khi nhìn, thậm chí mất tự tin trong giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. 

Cách chữa trị lẹo mắt tại nhà

Để rút ngắn thời gian bị lẹo cũng như giảm thiểu diễn tiến xấu của lẹo mắt, người bệnh nên tham khảo một số cách chữa trị đơn giản tại nhà dưới đây.

1. Vệ sinh mí mắt

Điều đầu tiên bạn nên làm khi lẹo xuất hiện là làm sạch mí mắt. Bạn hãy pha nước muối ấm và thấm dung dịch này bằng một miếng bông gòn, khăn lau hoặc bông tẩy trang sạch rồi nhẹ nhàng rửa sạch mí mắt và nhẹ nhàng vỗ cho đến khi khô. Bạn nên thực hiện việc này mỗi ngày 1 đến 2 lần để đảm bảo mí mắt luôn được sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển thêm.

Ngoài ra, bạn phải luôn nhớ rửa tay trước và sau khi chạm vào lẹo mắt. Đồng thời, bạn không nên dùng chung khăn lau mặt với người khác. Tốt hơn hết, bạn nên có riêng một bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân.

Lẹo mắt bỗng dưng xuất hiện khiến bạn vừa khó chịu vừa mất tự tin, làm thế nào để chúng sớm biến mất?-2

2. Để lẹo mắt thông thoáng, hạn chế trang điểm

Những lớp trang điểm có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, nên nếu bạn là người hay trang điểm thì cần chú ý trong thời điểm bị lẹo. Bạn hoàn toàn không nên trang điểm để che lẹo mắt vì điều này có thể làm chậm quá trình lành lẹo mắt và thậm chí làm mắt bạn khó chịu hơn. Hơn nữa, chì kẻ mắt và cọ trang điểm cũng có thể làm vi khuẩn bám nhiều hơn vào mắt và khiến chúng lan ra một bên mắt còn lại, kéo dài bệnh trạng. Nếu bạn đeo kính áp tròng thì bạn nên thay thế bằng kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính và lan rộng ra.

3. Chườm vùng mắt bị lẹo bằng nước ấm

Nước ấm có thể giúp lẹo mắt nhanh tan mủ, khô một cách tự nhiên và thúc đẩy quá trình biến mất của lẹo mắt. Vì vậy bạn nên tìm cách chườm ấm cho vùng mắt bị lẹo bằng cách dùng khăn mặt hoặc một miếng vải hay bông tẩy trang sạch thấm nước ấm và áp lên mí mắt trong 10–15 phút, lặp lại 3–4 lần mỗi ngày.

Lẹo mắt bỗng dưng xuất hiện khiến bạn vừa khó chịu vừa mất tự tin, làm thế nào để chúng sớm biến mất?-3

Ngoài ra bạn cũng có thể dử dụng túi trà xanh nóng để làm việc này. Cách làm là đun sôi nước rồi thả túi trà vào, chờ trong 1 phút để cho túi trà nguội rồi chườm lên mắt. Túi trà vừa có tác dụng làm nóng vùng lẹo mắt vừa tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn.

Mục đích của liệu pháp này là khiến lẹo khô đầu, giống như các biện pháp làm khô còi mụn. Hơi ấm từ miếng vải/túi trà/bông tẩy trang sẽ khiến lẹo mắt tự biến mất mà không gây tổn thương vật lý đến mí mắt hay nhiễm trùng. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng chung dụng cụ cho 2 mắt để tránh lây lan vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia.

4. Không nặn lẹo mắt

Lẹo mắt làm người bệnh khó chịu và có xu hướng muốn nặn lẹo sớm, tuy nhiên bạn đừng hấp tấp dẫn đến vỡ lẹo vì việc làm này sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Cụ thể, khi bạn nặn mủ ra ngoài thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác, gây ra các nguy cơ khác phức tạp hơn. Do vậy, bạn nên để mụn lẹo khô tự nhiên hoặc uống thuốc để làm mủ khô nhanh hơn.

Lẹo mắt bỗng dưng xuất hiện khiến bạn vừa khó chịu vừa mất tự tin, làm thế nào để chúng sớm biến mất?-4

5. Uống thuốc giảm đau 

Nếu lẹo mắt làm bạn đau đớn, bạn có thể tự mua và dùng một số loại thuốc giảm đau lành tính không cần kê đơn để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để uống thuốc đúng liều, không lạm dụng. 

Trong trường hợp sau vài ngày áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như trên mà lẹo mắt không đỡ hoặc trở nên to và đau hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được cách giải quyết triệt để hơn. Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán để đánh giá lại tình hình của bạn. Họ sẽ kê đơn thuốc uống và bôi phù hợp, trong trường hợp cần thiết bạn còn có thể được đề nghị tiến hành phẫu thuật lẹo mắt nếu lẹo quá lớn để giảm bớt sự khó chịu do nó gây ra, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Theo V.K - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.