Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự "nạp thuốc độc" cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay

Không phải tất cả nhưng nhiều người lớn tuổi thường có thói quen tưởng là tốt nhưng thực tế lại phản tác dụng. Họ rất muốn giúp đỡ con cháu, xong, làm việc nhà thiếu khoa học sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe các thành viên khác mà không biết.

Trong số những thói quen tưởng tốt của người già, điển hình nhất là việc rửa bát. Điều đáng nói là không chỉ người cao tuổi, một số người trẻ cũng đang làm điều tương tự.

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-1

Ngại sử dụng nước rửa bát

Nước rửa bát luôn chiếm một vị trí không thể thiếu trong gian bếp mỗi gia đình. Tuy nhiên nhiều người cao tuổi không thích hoặc không quen sử dụng chúng khi rửa bát đĩa sau mỗi bữa ăn. Có thể do họ giữ thói quen từ trong quá khứ khi điều kiện sống còn khó khăn, bữa ăn thường chỉ có cơm và rau nhạt nên rất ít dầu mỡ, rửa bát không tốn nhiều công sức. Thông thường họ chỉ dội bằng nước thì bát đĩa đã sạch sẽ, trường hợp phiền phức hơn thì cũng chỉ cần ngâm bát vào nước nóng rồi dùng giẻ lau sạch là xong.

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-2

Nhưng bây giờ, chất lượng đời sống tốt hơn, khi nấu nướng chúng ta cũng chú ý đến màu sắc, mùi thơm và mùi vị, các loại dầu ăn và gia vị để tạo nên những món ăn vừa ngon vừa đẹp mắt. Điều đó có nghĩa là dụng cụ nấu ăn và bát đĩa sẽ "làm bạn" với những vết dầu mỡ rất khó rửa, việc rửa và lau đơn giản không thể tẩy sạch bề mặt bát đĩa.

Nếu rửa bát theo thói quen cũ của những người lớn tuổi nói trên thì các vết bẩn sẽ không thực sự được loại bỏ, và nếu cứ tiếp tục như vậy, bề mặt bát đĩa sẽ trở thành nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nhất, lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-3

Tiết kiệm nước

Một số người cao tuổi cũng hiểu được mục đích và tác dụng của nước rửa chén, họ biết rằng sản phẩm này có thể dùng để làm sạch bộ đồ ăn của gia đình, nhưng lại không muốn sử dụng nhiều nước. Thông thường, họ sẽ chuẩn bị một chậu nước rồi cho nước rửa bát vào khuấy đều, sau đó đặt tất cả các bộ đồ ăn vào đó và rửa lần lượt. Tiếp đến họ chuẩn bị một chậu nước khác để tráng bát đĩa vừa rửa và lau lại bằng giẻ trước khi mang cất đi.

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-4

Lý do đưa ra là họ không muốn tiêu tốn nhiều nước sạch và thường sử dụng nước trong bồn rửa nhiều lần. Với thói quen rửa bát này, người già cảm thấy mình có thể tiết kiệm nước mà nhìn bề ngoài bát đĩa vẫn rất sạch sẽ, nhưng điều này về lâu dài sẽ khiến các thành viên trong gia đình chuốc bệnh tật từ miệng vào người, vì sức khỏe ăn uống không được đảm bảo.

Theo các chuyên gia, dù mục đích tiết kiệm nước hay ít dùng chất tẩy rửa đều là một thói quen rất tốt, tuy nhiên bộ đồ ăn không được rửa dưới vòi nước vẫn còn một lượng lớn cặn chất tẩy rửa trên bề mặt. Các thành phần chính của chúng là chất tạo bọt, chất màu, chất bảo quản, natri alkyl sulfonat, natri béo cồn ete sulfat... và mỗi thứ đều có hại cho cơ thể con người. Có thể một hoặc hai lần rửa bát với một lượng nhỏ những chất này không ảnh hưởng đến chúng ta, nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy lâu dài chắc chắn chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách rửa bát đúng để đảm bảo sức khỏe

Với một số thói quen thiếu khoa học như kể trên, chúng ta đã nhận thấy những tác hại lâu dài. Vì vậy, đối với những gia đình có người cao tuổi, hoặc có những người thích rửa bát theo cách tương tự, chúng ta cần tìm cách điều chỉnh ngay cho phù hợp. Bố mẹ hoặc ông bà là người lớn tuổi nhưng vẫn muốn giúp đỡ con cháu dọn dẹp và làm các công việc nhà là điều rất đáng quý nhưng bên cạnh việc biết ơn, chúng ta cũng nên giúp họ hình thành những thói quen tốt và khoa học như sau:

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-5

1. Khi rửa bộ đồ ăn có nhiều vết dầu, hãy cố gắng dùng nước rửa chén - loại nước có tính tẩy rửa đặc biệt để loại bỏ chúng mà rửa bằng nước không sẽ không thể sạch được.

2. Khi dùng nước rửa bát phải đảm bảo bát đĩa được xả sạch bằng vòi nước chảy cuối cùng. Không nên để bộ đồ ăn chất thành đống, ngâm trong chậu rửa hoặc tráng rửa chung trong cùng một chậu nước dẫn đến tình trạng nước rửa bát còn bám lại trên bề mặt sẽ lẫn lộn sang nhau.

3. Khăn lau dùng để lau bộ đồ ăn, bát đũa phải được tách riêng khỏi các dụng cụ cọ rửa khác trong nhà bếp và nên vệ sinh thường xuyên vì khăn lau bát đĩa cũng là nơi vi khuẩn dễ ký sinh nhất.

Thói quen tưởng tốt này của người già hóa ra lại tự nạp thuốc độc cho cả nhà! Để gia đình được sống mạnh khỏe cần phải điều chỉnh ngay-6

4. Nên dọn dẹp rác thải trong bếp thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày một lần, giữ vệ sinh bếp và thường xuyên mở cửa sổ để thông thoáng.

Ông bà, bố mẹ đã vất vả cả đời vẫn vì con cháu nên chúng ta phải biết ơn và báo hiếu. Nhưng trong một số vấn đề, nhất là vệ sinh thực phẩm của gia đình thì không được nhượng bộ, vì chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi giao tiếp với người cao tuổi chúng ta phải chú ý đến cách thức, phương pháp để làm sao họ nhận biết được đâu là thói quen tốt, đâu là việc sai lầm không nên duy trì mà không gây phật ý hay buồn lòng. Hãy cố gắng điều chỉnh sao cho hợp lý để các thành viên trong gia đình luôn sống vui vẻ hòa thuận nhưng vẫn luôn mạnh khỏe.

Theo V.K - Vietnamnet


rửa bát

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.