Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa

Việc rửa bát tưởng chừng như rất đơn giản lại nhưng thực tế cũng cần nhiều kỹ thuật thì mới đảm bảo chuẩn sạch và an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

Đối với nhiều người, nấu nướng không ngại bằng rửa bát vì dù sao chế biến thành công món ăn ngon cũng là một quá trình vô cùng thú vị, nhưng sau khi cả nhà ăn cơm xong thì việc tiếp theo tức là rửa bát lại thấy phiền phức không muốn làm.

Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa-1

Trên thực tế, rửa bát đũa cũng cần sự khoa học, không thể à uôm qua loa, thiếu sạch sẽ. Nếu bất cẩn trong công đoạn này sẽ để lại rất nhiều độc tố, cũng là tức là bạn đang tự mình hại mình và hại cả những người thân yêu, bởi chúng ta phải tiếp xúc với bát đũa thường xuyên mỗi ngày. Dưới đây là những thói quen rửa bát sai lầm rất nhiều người đang mắc phải. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình mình thì nhất định phải tham khảo và thay đổi.

Ngâm bát trong chậu rửa

Nhiều gia đình ăn xong không rửa bát ngay mà cho tất cả trong bồn rửa ngâm để đấy đến khi rảnh rỗi mới rửa, thậm chí còn để qua đêm sáng hôm sau mới dậy xử lý. Bạn có biết rằng khi đó, thứ bạn ngâm không phải là chậu rửa bát nữa mà là chậu vi khuẩn?

Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa-2

Theo các chuyên gia, đây là một sai lầm nghiêm trọng và phổ biến, bởi dư lượng thức ăn còn lại trong chén đĩa, nồi niêu sẽ hỏng, lên men trên bề mặt. Vi khuẩn lập tức sinh sôi, và chỉ cần bạn rửa không sạch một chút, chúng sẽ đi ngược trở lại vào cơ thể bạn, khi bạn sử dụng chén bát lần sau. Chưa kể việc bạn ngâm những loại đũa, thìa gỗ, tre... trong nước lâu khiến chúng ngấm nước và hỏng.

Do đó, ban không nên ngâm bát, đũa đã sử dụng quá lâu trong bồn rửa. Tốt nhất hãy rửa bát ngay sau khi cơm vừa ăn xong để bát còn hơi ẩm, rửa nồi ngay sau khi nấu xong khi đáy nồi còn hơi nóng thì các chất bẩn sẽ dễ làm sạch hơn và để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc có điều kiện sinh sôi nảy nở.

Không phân loại bát đũa trước khi rửa

Khi rửa bát, chúng ta luôn có thói quen chồng tất cả bát đĩa lại với nhau và mang xuống bếp để rửa. Thực tế làm như vậy dầu mỡ ở bát dưới sẽ dễ bám vào bên ngoài của bát trên, gây nhiễm khuẩn chéo và làm tăng khối lượng công việc.

Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa-3

Rõ ràng nếu đồ dùng ăn uống không dính dầu mỡ thì chỉ cần xử lý đơn giản, không cần tốn nhiều thời gian như đồ dùng nhiều dầu mỡ. Vậy nên đừng dại để chúng lẫn lỗn vào nhau và bạn sẽ phải "xử lý" tất cả với phương pháp cho đồ dùng nhiều dầu mỡ, thời gian rửa bát tự dưng phải kéo dài lâu hơn.

Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo sạch sẽ nhất có thể, chúng ta nên phân loại bát đĩa trước khi rửa và rửa theo thứ tự. Cụ thể, đầu tiên bạn nên rửa các loại bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó mới đến bát đĩa có dầu mỡ; rửa các loại bát đĩa đựng đồ chín và rau củ, hoa quả trước xong mới chuyển sang rửa bát đĩa đựng thịt sống. Riêng đối bát đũa có quá nhiều dầu mỡ thì ta nên tráng qua nước sôi để loại bỏ dầu thừa trước khi rửa lại bằng nước rửa chén.

Cất ngay bát đĩa vào tủ bát sau khi rửa

Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ cho gọn gàng và đóng kín cửa. Thói quen này là sai lầm vì môi trường kín và ẩm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều hơn. Hơn nữa, bát đũa chất chồng lên nhau khi chưa khô cũng có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. 

Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa-4

Vì vậy sau khi rửa xong, bạn cần xếp bát chén ra rổ, đặt nơi thoáng khí, đến khi ráo nước mới úp lên tủ đựng. Nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ ngay thì bạn có thể dùng khăn sạch và thấm nước để lau bát đĩa thật khô xếp vào tủ. Hoặc có điều kiện hơn thì bạn có thể sắm máy sấy bát đĩa để thay cho công đoạn làm khô này.

Ngoài ra bạn cũng nên làm khô các dụng cụ nấu nướng khác (nồi, chảo…), hạn chế việc đọng nước gây gỉ sét, làm giảm tuổi thọ sản phẩm. Các khu vực xung quanh bếp nấu, bồn rửa cũng cần được lau khô sau khi rửa bát, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo.

Lạm dụng giẻ rửa bát thành giẻ lau đa năng

Bát đĩa, xong nồi thường có số lượng nhiều nhưng nhiều gia đình lại chỉ dùng duy nhất một chiếc giẻ rửa bát. Khi cần kỳ cọ rổ giá chuyên đựng rau củ quả hay thớt thái đồ chín, nhiều người vẫn dùng chung một chiếc giẻ rửa bát từng rửa thớt thái thịt sống, cá sống… Hoặc sẵn tiện chiếc giẻ rửa bát, nhiều người chùi luôn cả bếp, lau luôn cả tường bếp bị thức ăn bắn lên... Việc này là một sai lầm lớn, có thể khiến bạn rước bệnh vào người mà không biết vì đang vô tình làm lây lan vi khuẩn từ khu vực/dụng cụ này sang dụng cụ khác. 

Rửa bát không chuẩn chẳng khác nào ăn vi khuẩn, một vài thao tác sai cần phải sửa, nhiều gia đình đọc xong tá hỏa-5

Do đó, để an toàn, bạn nên mua vài miếng giẻ rửa bát khác nhau và phân loại rõ theo từng mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cần chủ động thay giẻ rửa bát định kỳ khoảng 3 tuần – 1 tháng/lần và chú ý giặt sạch và để khô giẻ rửa bát sau mỗi lần sử dụng. Đừng thấy giẻ không hỏng nên cứ dùng mãi hay mỗi lần rửa xong rồi tiện tay để nguyên cả miếng giẻ vào giá đựng mà chưa làm sạch xà phòng hoặc thức ăn thừa bám dính vào vào giá đựng. Việc làm này đồng nghĩa là bạn đã "dung túng" cho lũ vi khuẩn có cơ hội lộng hành thêm đấy.

Theo V.K - Vietnamnet


rửa bát

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.