- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại bếp nhà nào cũng có, 7 sai lầm "gây họa" không phải ai cũng biết
Bếp từ đang là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính năng sử dụng hiện đại, tiết kiệm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không ít người mắc sai lầm dẫn tới những sự cố đáng tiếc.
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra từ trường khi có vật nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp. Chính bởi nguyên lý này mà bếp từ có khả năng đạt hiệu suất đun nấu lên đến 90% trong khi các loại bếp ga khác chỉ đạt mức hiệu suất từ 40-60%.
Bếp từ rất an toàn nhưng nếu mắc sai lầm khi sử dụng sản phẩm này cũng rất dễ gây họa.
Cũng chính do hoạt động thông minh nên gần như hiệu suất của bếp từ đạt được ở mức tối đa giúp người sử dụng tiết kiệm được cả về thời gian, lẫn chi phí sử dụng.
Một ưu điểm vượt trội nữa mà bếp từ mang loại cho người sử dụng chính là mức độ an toàn cháy nổ hay rò rỉ khí ga hơn hẳn so với các dòng bếp ga khác. Hầu như bếp không sản sinh các khí độc hại như: CO, CO2. Đại đa số các bếp từ ngày nay sử dụng mặt kính cách điện tốt không gây rò rỉ, và cách điện 100% đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên do trong quá trình sử dụng nhiều người thường mắc những sai lầm khiến cho tuổi thọ của bếp từ giảm và có thể gây "thảm họa" cháy nổ.
Sử dụng không thường xuyên
Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.
Rút điện ngay sau khi tắt bếp
Nhiều người sau khi tắt bếp từ thường có thói quen rút điện hoặc tắt Aptomat ngay lập tức, điều này không tốt vì không cho phép bếp từ tản nhiệt đúng cách. Đây là một hành động không nên vì nhiệt độ cao có thể hại các thiết bị điện. Để bếp từ hoạt động tốt và bền lâu, bạn nên chờ đợi từ 15 đến 30 phút sau khi tắt bếp để quạt gió trong bếp tiếp tục làm việc, giúp bếp từ giảm nhiệt nhanh chóng và bảo vệ các linh kiện bên trong. Chỉ khi nào quạt gió ngừng hoạt động, bạn mới nên rút điện hoặc ngắt Aptomat.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý không để nguồn điện kết nối liên tục sau khi tắt bếp. Bởi bếp từ vẫn tiêu thụ một lượng nhỏ điện năng cho bảng điều khiển kể cả khi đã nguội, và việc cắt điện hoàn toàn cũng hạn chế rủi ro rò rỉ điện, đảm bảo an toàn cho gia đình.
Việc rút điện ngay khi tắt bếp có thể gây ra nguy cơ hỏng hóc cho bếp điện
Bật công suất lớn liên tục khi nấu
Nhiều người không điều chỉnh nhiệt độ khi nấu ăn, vốn là một thói quen không tốt không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn mà còn dẫn đến việc hỏng hóc bếp từ. Nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng chức năng Booster của bếp từ một cách đúng đắn và thường xuyên sử dụng nó liên tục, gây nguy cơ đoản mạch cho bếp.
Chức năng Booster có chức năng là tăng cường công suất lên mức cao nhất trong vòng 5 – 10 phút trước khi quay trở lại mức công suất thông thường. Nhà sản xuất khuyên bạn chỉ nên sử dụng Booster không quá 10 phút mỗi lần để tránh quá nhiệt, qua đó bảo vệ tuổi thọ của bếp. Việc duy trì đun nấu ở mức công suất cao liên tục không chỉ làm giảm tuổi thọ của bếp từ mà còn có thể khiến mặt kính của bếp bị nứt hoặc vỡ do nhiệt độ cao.
Đặt nồi ướt lên bếp
Đây là thói quen nhiều người không để ý khi sử dụng bếp điện. Trong nước sinh hoạt bình thường sẽ có một lượng nhỏ canxi và nếu liên tục đặt nồi ướt lên mặt bếp thì cặn canxi sẽ hình thành, từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng tiếp xúc của bếp với dụng cụ nấu. Do vậy, bạn nên lau thật khô xoong nồi trước khi đặt lên bếp để giảm thiểu tối đa tình trạng cặn canxi bám trên mặt bếp.
Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng nếu thấy cặn canxi bám trên mặt bếp. Thì các bạn cũng nên có biện pháp xử lý ngay. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là vệ sinh bằng chất tẩy rửa phù hợp.
Đặt nồi ướt lên bếp dễ khiến mặt bếp mất thẩm mĩ và bếp điện giảm tuổi thọ
Bật bếp khi nồi không có thực phẩm
Hơn 80% người tham gia một cuộc khảo sát thừa nhận họ có thói quen bật bếp từ trước khi bỏ thực phẩm vào nồi, chủ yếu để làm nóng nồi hoặc dầu. Nhưng vì bếp từ làm nóng nồi rất nhanh, thời gian chờ khiến nồi hao mòn và tốn điện không cần thiết.
Để tránh lãng phí và giữ chất lượng nồi, cần phải thay đổi thói quen này. Các mẫu bếp từ cao cấp ngày nay thậm chí đã tích hợp thêm tính năng cảnh báo hoặc tự ngắt khi nồi không chứa thực phẩm, nhằm giảm thiểu tình trạng cháy nồi do tốc độ gia nhiệt cực nhanh của bếp từ.
Cần đặt bếp tránh xa các thiết bị điện tử và không nên mở bếp khi nồi không có thực phẩm
Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện đặt gần nhau có thể gây nhiễu bởi các sóng bức xạ. Đối với bếp từ cũng không ngoại lệ. Vì vậy, bên cạnh việc lắp đặt bếp từ cách tường 10 -15 cm như đã khuyên, thì các bạn cũng nên đặt bếp từ tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, laptop, tủ lạnh, điện thoại… Vì các sóng bức xạ điện từ có cường độ rất thấp. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nhưng có khả năng gây nhiễu các thiết bị như tivi, laptop… Và ngược lại có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của bếp từ.
Khi hoạt động, bề mặt bếp điện từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao, nhanh chóng truyền sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên bề mặt bếp, có thể gây bỏng. Bên cạnh đó, không nên di chuyển bếp khi đang sử dụng để tránh vô tình chạm phải nồi đang nóng, gây nguy hiểm. Nhất là không đặt tay lên bếp từ đang hoạt động vì có thể bỏng nặng.
Theo Người Đưa Tin
-
Mẹo vặt15 giờ trướcGấu bông cần được giặt sạch định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, phòng bệnh ngoài da và đường hô hấp, nhưng làm thế nào để giặt gấu bông cỡ lớn?
-
Mẹo vặt18 giờ trướcCách phân biệt dâu tây Mộc Châu và dâu tây Trung Quốc sẽ giúp bạn chọn đúng mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh là một mẹo nhỏ mà một số người có tính cẩn thận thường áp dụng, lợi ích của nó là gì?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcHai loại ốc này có vẻ ngoài khá giống nhau nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng rất khác nhau, vậy làm thế nào để phân biệt ốc bươu vàng và ốc nhồi?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCách làm sạch gối cao su non có gì đặc biệt so với các loại gối làm từ chất liệu khác hay không là thắc mắc của rất nhiều người.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc lựa chọn đúng loại ghẹ phù hợp với nhu cầu chế biến là rất quan trọng, vậy làm thế nào để phân biệt ghẹ đực và ghẹ cái?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKhi lưu trú tại khách sạn, nhiều người có thói quen dỡ quần áo ra khỏi vali và cất vào tủ ngăn kéo. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo đây có thể là quyết định sai lầm.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKích thước liệu có ảnh hưởng đến chất lượng và độ ngon ngọt của quả quýt, khi mua quýt nên chọn quả to hay quả nhỏ... là điều khiến nhiều người băn khoăn.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNếu không vệ sinh đúng cách, những vết ố vàng trên bồn cầu vẫn xuất hiện và bạn cần áp dụng các mẹo làm sạch thông minh để loại bỏ chúng.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcCác phương pháp rã đông thịt không dùng nước vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa giữ được hương vị tự nhiên, chất lượng dinh dưỡng của món ăn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc làm sạch áo khoác lông vũ thường khiến nhiều người đau đầu vì sợ hỏng cấu trúc lông, tuy nhiên với mẹo nhỏ này, bạn dễ dàng làm sạch nó an toàn trong vài phút.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc chăm sóc để cây thiết mộc lan ra hoa không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý đến từng chi tiết nhỏ.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcLõi ngô có thể sử dụng hút khí độc hại, cọ rửa đáy nồi, làm thức ăn cho gia cầm và làm phân bón trồng cây.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcMột nghiên cứu của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ phát hiện 32% mặt bàn bếp bị nhiễm coliform, loại vi khuẩn có trong chất thải của người và động vật. Điều này có thể dẫn đến bệnh tật và nhiễm trùng, bao gồm ngộ độc thực phẩm. Và đó không phải là loại vi khuẩn duy nhất "ẩn náu" nơi bạn chuẩn bị bữa ăn.