Luộc tôm, cứ 10 người thì 9 người dùng sai nước bảo sao tôm không thơm, mềm

Việc sử dụng nước sôi hay lạnh luộc tôm sẽ quyết định đến việc tôm có ngon, ngọt hay không.

Tôm là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các tín đồ của hải sản. Tôm có thể đem rang, chiên, xào, nướng, kho, hấp, luộc... trong đó tôm luộc là một trong những phương pháp phổ biến. Tôm luộc thịt rất ngọt, tươi, mà người ăn cũng cảm nhận được hương vị nguyên bản nhất của tôm. 

Tuy nhiên nhiều người thắc mắc vì sao mình luộc tôm thường có mùi tanh, thậm chí khô, cứng không thơm mềm. Đầu bếp đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết mọi người dùng sai nước để luộc tôm. Việc quyết định tôm luộc ngon ngoài chất lượng tôm thì việc sử dụng nước sôi hay nước lạnh để luộc tôm cũng rất quan trọng. Nếu sử dụng sai, chắc chắn món ăn này kém hấp dẫn. 

Vậy nên dùng nước sôi hay lạnh để luộc tôm, bạn hãy tham khảo mẹo nhỏ của đầu bếp dưới đây nhé:

Trước tiên, cần chọn những con tôm tươi, ngon, chắc khỏe để mua về chế biến. Tôm đem rửa sạch, để ráo nước.

Luộc tôm, cứ 10 người thì 9 người dùng sai nước bảo sao tôm không thơm, mềm-1


Bắc một nồi nước lên bếp, thêm vào lát gừng vào. Đun trên lửa lớn, khi thấy nước bắt đầu sôi, các bong bóng từ dưới đáy nồi bay lên mặt thì cho tôm đã rửa vào. Lưu ý, luộc tôm phải dùng nước sôi nếu không tôm sẽ không tươi và mềm.

Lúc này thêm 1 thìa rượu vào, khuấy đều. Đun cho nồi tôm sôi lại trên lửa lớn. Gừng và rượu có vai trò khử mùi tanh khiến tôm có mùi thơm hơn, vị ngọt hơn mà lên màu cũng đỏ đẹp hơn.

Luộc tôm, cứ 10 người thì 9 người dùng sai nước bảo sao tôm không thơm, mềm-2

Khi thấy tôm đổi màu đỏ hồng đẹp mắt, con tôm co hẳn lại thì chứng tỏ tôm đã chín. Lúc này vớt tôm ra ngay để thưởng thức. Không nên luộc tôm quá lâu thịt tôm sẽ cứng lại, không ngon.

Ngoài ra, nếu bạn thích mùi sả, có thể thêm sả vào lúc luộc tôm cũng rất ngon.

Món tôm luộc chấm với tương ớt, muối tiêu chanh pha mù tạp... đều rất ngon.

Luộc tôm, cứ 10 người thì 9 người dùng sai nước bảo sao tôm không thơm, mềm-3

Tham khảo thêm cách mua tôm ngon

 4 dấu hiệu cần tránh khi mua tôm:

- Khi đi mua tôm, bạn cần quan sát kỹ phần đầu tôm. Nếu thấy phần đầu tôm có màu chuyển sang màu vàng, phần đầu lỏng lẻo, không liên kết chắc chắn với thân thì tôm đã để lâu, không nên mua.

- Khi cầm con tôm lên, thấy bị nhớt chứng tỏ tôm đã bị ươn, để quá lâu. Do đó chị em không nên mua chúng, dù có giá rẻ thế nào đi nữa.

- Nếu thấy tôm bị rụng chân và râu chứng tỏ nó đã bị chết từ lâu hoặc do người bán bảo quản không đúng cách. Những con tôm này ăn có hương vị không hấp dẫn, thịt bỏ, nên tránh.

- Cầm con tôm, thử kéo thẳng nó ra, nếu tôm không co cong lại như tư thế ban đầu chứng tỏ nó đã chết một thời gian dài, không còn tươi nữa.

Hãy chọn những con có dấu hiệu như dưới đây:

- Điều cơ bản nhất khi mua tôm phải chọn những con còn tươi sống, khỏe mạnh. Nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên thử bấm thử vào thân tôm, thấy thân rắn chắc chứng tỏ nó còn sống trước khi được để đông lạnh, nên mua.

- Nhìn vào vỏ tôm, tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, tôm đực có màu vàng nhạt, vỏ tôm có màu sáng trong và đầu tôm liên kết chặt chẽ chắc chắn với thân tôm.

- Khi mua tôm cũng nên ngửi mùi tôm. Tôm tươi sẽ có mùi đặc trưng. Nếu là tôm đông lạnh sẽ có mùi hải sản nhẹ và không có mùi gì khác.

 

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/luoc-tom-cu-10-nguoi-thi-9-nguoi-dung-sai-nuoc-bao-sao-tom-khong-thom-mem-512020131091722951.htm

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.