Máy sấy quần áo hóa “quả cầu lửa”, lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình: Bỏ ngay nếu bạn có thói quen này

Trong những ngày mưa hay nồm ẩm, máy sấy là một thiết bị hữu ích. Tuy nhiên, nó cũng có thể đi kèm những tình huống đáng lo ngại nếu dùng sai cách, không tuân theo chỉ dẫn an toàn.

Trang The Paper đưa tin, vào tối ngày 7/4/2020, từ một tòa nhà gần phố Đông Hưng thuộc thị trấn Sa Khê, thành phố Trung Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc), khói đen mù mịt bốc lên cao. Ngọn lửa bắt đầu lan ra từ các cửa sổ. Ngay lập tức, đội cứu hỏa Sa Khê đã huy động 2 xe cứu hỏa cùng với 11 chiến sĩ đến ngay hiện trường để ứng cứu.

"Khi chúng tôi đến, điểm phát cháy xuất phát từ ban công tại tầng thượng của tòa nhà. Đám cháy khá dữ dội. Rất may gia đình chủ nhà đã kịp thời sơ tán đến nơi an toàn," đại diện lực lượng cứu hỏa cho biết. Họ đã nhanh chóng triển khai dập lửa với vòi rồng.

Sau khoảng 25 phút, đám cháy đã được kiểm soát và dập tắt hoàn toàn. Hậu quả là giàn phơi, máy sấy và nhiều đồ dùng khác trên ban công trở thành “quả cầu lửa”, bị thiêu rụi hoàn toàn. May mắn thay, vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người.

Theo thông tin chủ nhà cung cấp, vào thời điểm máy sấy đang hoạt động thì cầu dao điện của ngôi nhà bị chập. Khi lên tới tầng 3, ông phát hiện ngọn lửa bùng phát từ công tắc nguồn của máy sấy quần áo.

"Trước khi vụ cháy xảy ra, tôi có sử dụng máy sấy quần áo ngoài ban công," chủ nhà cho biết.

Máy sấy quần áo hóa quả cầu lửa”, lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình: Bỏ ngay nếu bạn có thói quen này-1
Nguyên nhân đám cháy được xác định là do chiếc máy sấy quần áo. Ảnh: The Paper

Từ sự cố này, đại diện lực lượng cứu hỏa thị trấn Sa Khê cảnh báo rằng những vật dụng tưởng chừng an toàn như máy sấy quần áo nhỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Máy sấy quần áo, tiện ích gia đình phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Theo thống kê, những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ hỏa hoạn từ thiết bị này bao gồm:

1. Không vệ sinh định kỳ

Xơ vải không được loại bỏ hoàn toàn qua bẫy lọc có thể tích tụ và châm ngòi cho ngọn lửa. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống thông gió cũng góp phần làm tăng nhiệt độ, từ đó dễ dẫn đến cháy.

2. Bộ điều khiển gặp vấn đề

Các lỗi cơ khí và điện tử như đoản mạch, bộ phận làm nóng bị hỏng, và dây điện cũ kỹ làm tăng rủi ro cháy nổ, đặc biệt các máy sấy đã cũ.

4. Dùng sai hướng dẫn sử dụng

Việc sấy các vật dụng không an toàn, vi phạm hướng dẫn của nhà sản xuất như thảm cao su hoặc nhựa vinyl, hay nhồi quá nhiều quần áo cản trở quá trình thông gió cũng là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

Những mặt hàng này thường sẽ có nhãn cảnh báo khuyến cáo không nên cho vào máy sấy. Việc sử dụng không đúng cách cũng bao gồm việc nhồi quá nhiều vào máy sấy, điều này ngăn cản quá trình thông gió thoát khí chính xác và gây áp lực lớn hơn cho động cơ quay lồng.

Máy sấy quần áo hóa quả cầu lửa”, lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình: Bỏ ngay nếu bạn có thói quen này-2
Hình minh họa. Ảnh: Depositphotos

5. Bỏ quên vật dễ cháy nổ trong quần áo

Một nguy cơ khác là việc để quên bật lửa trong túi quần áo khi cho vào máy sấy, có thể gây cháy nổ dưới tác động của nhiệt.

Để phòng tránh những rủi ro này, bạn có thể tham khảo những điều sau:

Làm sạch bộ lọc định kỳ: Bộ lọc cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh tắc nghẽn.

Bảo dưỡng ống xả thường xuyên: Tiến hành làm sạch ống xả ít nhất một lần mỗi năm để loại bỏ xơ vải có thể đã tích tụ.

Kiểm tra kỹ túi quần áo: Trước khi sử dụng máy sấy, hãy chắc chắn rằng không sót lại đồ vật dễ cháy như bật lửa.

Bảo dưỡng định kỳ các bộ phận điện tử: Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo hỏng hóc và tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng máy sấy thường xuyên.

Đặt máy sấy ở nơi thoáng khí và tránh đặt gần các vật liệu dễ cháy như giấy, vải hoặc chất lỏng: Nếu bạn đang sử dụng máy sấy quần áo trong phòng tắm, hãy đảm bảo rằng không có vật dụng dễ cháy nào trong phòng.

Hãy giữ an toàn cho gia đình bạn bằng cách áp dụng những biện pháp trên, giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn từ những thiết bị dễ gặp như máy sấy quần áo. Nếu bạn đang gặp phải tình huống khẩn cấp, hãy liên hệ với cơ quan cứu hỏa hoặc cơ quan chức năng gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.


Theo Đời Sống Pháp Luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/may-say-quan-ao-hoa-qua-cau-lua-loi-canh-tinh-cho-nhieu-gia-inh-bo-ngay-neu-ban-co-thoi-quen-nay-a400674.html

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.