Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng

Nếu không biết cách bảo quản đúng, sẽ rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng từ bên trong.

Đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh, việc tích trữ lương thực nhằm giảm tần suất đi chợ hàng ngày. Thông thường, chúng ta hay mua dự trữ các loại lương thực (như gạo, mỳ...), các loại thực phẩm (như rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa…) tùy theo số lượng người trong gia đình mình trong khoảng 1-2 tuần. Mặc dù thời gian dự trữ các loại thực phẩm này không phải quá dài nhưng nếu không biết cách bảo quản đúng, sẽ rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng từ bên trong.

Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta nên bảo quản thực phẩm như thế nào cho đúng? Do mỗi loại rau củ quả thích hợp với một với một nhiệt độ bảo quản nhất định nên để thực phẩm luôn được tươi ngon, không bị mất chất dinh dưỡng, chúng ta nên chia thành từng loại.

1. Cách bảo quản trái cây tươi và rau quả
 
- Bảo quản ở điều kiện thường các loại rau, củ như cải thảo, khoai tây, hành tây và củ cải. Đây là những loại thực phẩm có thời gian bảo quản khá lâu, nên bạn chỉ cần bọc trong giấy mềm rồi cho vào túi giữ tươi, riêng khoai tây thì cho vào nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời sẽ làm cho chúng nảy mầm và không ăn được.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-1

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-2

- Các loại rau ăn lá như rau muống, cải xanh... thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh. Loại rau này có độ ẩm cao, dễ bị héo khi để ở nhiệt độ thường nên khó giữ tươi. Tốt hơn là nên để chúng riêng ở một vị trí trong tủ lạnh, để tránh bị các loại rau củ khác chèn ép làm dập nát. Còn nếu tủ lạnh đã không còn chỗ để cất các loại rau này, bạn cũng có thể cho phần cuống rau vào thau nước để giữ cho tươi, khi nước bên dưới trở nên đục ngầu thì nhớ thay bỏ để rau không bị thối.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-3

- Đỗ, dưa chuột và các loại rau khác được bảo quản trong nhà hoặc tủ lạnh. Khả năng bảo quản của loại thực phẩm này khá dài. Nếu ăn ngay, bạn có thể cho vào túi giữ tươi và để ở nơi thoáng mát. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, tốt nhất nên cho vào túi nhựa và để trong ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-4

- Cà chua không cần bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ cần xếp ra rổ cho thoáng khí rồi bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đối với các loại nấm thì nên cho vào túi giấy, hành lá thì rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào hộp nhựa khô trước khi cất trong ngăn đá tủ lạnh.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-5

Bảo quản trái cây được chia thành hai loại: bảo quản ở nhiệt độ thường và bảo quản trong tủ lạnh.

- Trái cây bảo quản trong tủ lạnh: nho, dâu tây, việt quất, anh đào, bơ, thanh long...

- Trái cây bảo quản ở nhiệt độ phòng: táo, cam, quýt, chuối, xoài và các loại trái cây khác được bảo quản ở nhiệt độ thường. Những loại quả này có độ bền cao nên bạn có thể mua nhiều hơn.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-6

2. Thịt, trứng và sữa

Vì bảo quản lâu ngày nên bạn cần chia thịt thành các phần nhỏ theo từng bữa và cất trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu không chia nhỏ thịt thành các phần mà đã đem đi bảo quản thì sẽ khá bất tiện mỗi khi chế biến. Hơn nữa việc rã đông thịt xong lại cất tủ bảo quản tiếp sẽ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh khiến thịt nhanh bị ôi thiu hoặc có thể sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe cả nhà.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-7

 - Thịt đã nấu chín được bảo quản lạnh hoặc đông lạnh. Nếu có thể ăn trong vòng một hoặc hai ngày thì có thể bảo quản trong tủ lạnh. Nếu không, bạn có thể đóng gói chúng và để trong ngăn đông lạnh.
 
- Trứng nên được bảo quản trong tủ lạnh. Vì chất lượng của trứng giảm rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Nếu trứng được bảo quản ở nhiệt độ phòng được 1 ngày thì để trong tủ lạnh có thể được một tuần.
 
- Đối với sữa: Phương pháp bảo quản sữa theo đúng hướng dẫn trên bao bì thực phẩm. Nói chung, sữa nguyên chất và sữa bột được bảo quản ở nhiệt độ phòng, còn sữa tươi, sữa chua và pho mát được bảo quản trong tủ lạnh.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-8

Để kéo dài thời gian sử dụng của sữa, chúng ta có thể thêm một ít muối hoặc natri bicacbonat vào sữa, điều này có thể làm giảm hoạt động của vi khuẩn trong sữa.

3. Ngũ cốc nguyên hạt và hàng khô

Nói chung, tất cả các loại lương thực khô như gạo, bột, đậu, yến mạch nên được bảo quản tốt hơn. Các loại lương thực này sợ ẩm và sâu mọt nhất. Nếu được bảo quản đúng cách, chúng có thể giữ được một năm rưỡi không thành vấn đề.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-9

Khi cất giữ những thứ này nên sử dụng túi bảo quản kín, và nên để ở những nơi có điều kiện thông gió tốt, thoáng mát không bị ẩm ướt. Khi bảo quản các loại ngũ cốc nguyên hạt thì nên đóng hộp để đảm bảo khô ráo, thoáng mát và sắp xếp được ngăn nắp! Hãy sắp xếp mỗi loại theo một trật tự để khi muốn tìm một loại nào đó bạn không bị mất quá nhiều thời gian.

Bảo quản thức ăn như thế nào trong mùa dịch, dù để cả tháng vẫn tươi ngon mà chẳng lo mất chất dinh dưỡng-10

Dù là hộp thủy tinh hay hộp nhựa đều có thể sử dụng để chứa các loại hạt khô này. Nếu bạn muốn dùng hộp nhựa cho nhẹ thì có thể chọn các loại nhựa có thành phần là Polypropylen (PP) sẽ rất an toàn. Thông thường bạn có thể nhìn dưới đáy hộp, nếu có in chữ 5pp là đạt tiêu chuẩn!

Gia vị tất nhiên cũng là một phần không thể thiếu. Các loại gia vị nấu ăn như dầu, muối, xì dầu, mật ong... được bảo quản ở nhiệt độ thường, những sản phẩm này chủ yếu sợ bị oxy hóa và hư hỏng, vì vậy hãy cố gắng bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mặt khác, cũng cần chú ý đến ngày sản xuất khi mua, và không mua những sản phẩm sắp hết hạn.

Những chú ý trong việc bảo quản thực phẩm

1. Tránh để dưa chuột và cà chua gần nhau

Dưa chuột tránh ethylene, còn cà chua có chứa ethylene, hai loại này xếp gần nhau sẽ làm dưa chuột mau hỏng và thối rữa.

2. Tránh để bánh mì và bánh quy gần nhau

Bánh quy khô và không có độ ẩm, trong khi bánh mì có nhiều độ ẩm hơn, khi để hai thứ này lại với nhau, bánh quy sẽ bị mềm và mất độ giòn, bánh mì sẽ trở nên cứng và không ngon.

3. Tránh để gạo và trái cây cùng nhau

Gạo dễ bị hút ẩm còn hoa quả lại dễ bị bay hơi nước khi ở nhiệt độ cao, vì thế nếu để 2 loại trên gần nhau, gạo sẽ dễ bị mốc hoặc sinh ra mọt.

4. Tránh để trứng tươi với gừng và hành tây

Trong vỏ trứng có nhiều lỗ khí nhỏ, mùi nồng của gừng, hành sẽ xâm nhập vào lỗ khí và đẩy nhanh quá trình hư hỏng của trứng tươi, nếu để lâu hơn, trứng sẽ bốc mùi hôi thối.

Một số điều cấm kỵ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

1. Thức ăn nóng không được cho vào tủ lạnh ngay.

2. Không được để thức ăn quá đầy hoặc quá chật trong tủ, cần chừa các khoảng trống để tạo điều kiện đối lưu không khí lạnh, giảm tải cho máy nén, kéo dài tuổi thọ tủ lạnh và tiết kiệm điện.

3. Không nên để lẫn thức ăn sống và chín trong tủ lạnh vì có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn.

4. Thực phẩm như cá tươi và thịt không được cho vào tủ lạnh khi chưa chế biến. Cá và thịt tươi nên được đóng gói trong túi nilon và bảo quản trong ngăn đá. Rau và trái cây cần được lau khô bề mặt bên ngoài và xếp vào đáy hộp trước khi cho đi bảo quản.

5. Không để nước giải khát đóng chai vào ngăn đá để tránh làm nứt vỡ chai. Tốt nhất nên được đặt trong tủ lạnh hoặc trên ngăn cửa, và bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4°C.
 
Thực tế, tủ lạnh sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn do thực phẩm bảo quản lâu ngày và không vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, trước khi tích trữ thực phẩm, chúng ta cần vệ sinh và khử trùng tủ lạnh.

Phương pháp vệ sinh, khử trùng tủ lạnh

- Trước khi khử trùng tủ lạnh, hãy lấy thực phẩm bảo quản bên trong ra, rút phích cắm điện, dỡ các khay, và phụ kiện bên trong ra, sau đó khử trùng.

- Lau bằng vải mềm nhúng trong cồn 75% hoặc dung dịch giấm khắp bên trong tủ. Đóng cửa trong 15-30 phút, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.