Mẹo phân biệt sữa ong chúa chuẩn, sạch

Các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sữa ong chúa chuẩn, sạch và sữa ong chúa pha tạp, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm tốt, an toàn.

Sữa ong chúa là chất lỏng sệt, màu trắng ngà hoặc hơi vàng, được tiết ra từ tuyến hàm dưới của ong thợ để nuôi ong chúa và ấu trùng ong. Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa rất phong phú, bao gồm protein, vitamin nhóm B, axit amin và các khoáng chất thiết yếu.

Cách phân biệt sữa ong chúa chuẩn, sạch

Sữa ong chúa không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa nên là mặt hàng quý được nhiều người ưa chuộng. Trên thị trường hiện nay có không ít sản phẩm sữa ong chúa bị làm giả hoặc pha tạp, người tiêu dùng cần phải lựa chọn hết sức cẩn thận. 
 

Mẹo phân biệt sữa ong chúa chuẩn, sạch-1Để phân biệt sữa ong chúa sạch, bạn cần quan sát màu sắc, mùi vị, kết cấu và độ kết dính. (Ảnh: Glam)

Việc mua nhầm và sử dụng sữa ong chúa giả hay pha tạp có thể gây dị ứng, ngộ độc hay các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác nếu sử dụng lâu dài. 

Để phân biệt sữa ong chúa thật, nguyên chất, bạn cần lưu ý một số yếu tố cơ bản dưới đây:

Xem xét màu sắc và độ đặc

Sữa ong chúa chuẩn thường có màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhạt, trong khi các sản phẩm sữa ong chúa bị pha tạp hoặc giả thường có màu sắc không tự nhiên, có thể là quá trắng hoặc quá vàng.

Sữa ong chúa nguyên chất có độ đặc sánh vừa phải, không quá lỏng cũng không quá đặc. Nếu sản phẩm quá lỏng, có thể đó là dấu hiệu sữa ong chúa bị pha loãng, không còn nguyên chất.

Để ý mùi vị

Sữa ong chúa thật có mùi hơi chua và mùi đặc trưng giống phấn hoa hoặc mật ong. Nếu sản phẩm có mùi hắc, nồng hoặc không tự nhiên, đó có thể là dấu hiệu của sữa ong chúa kém chất lượng.

Sữa ong chúa chuẩn có vị hơi chua và nhần nhận đắng ở đầu lưỡi. Sau khi nếm thử, bạn sẽ thấy vị ngọt nhẹ lan tỏa. Nếu sữa ong chúa quá ngọt, có thể nó đã bị pha thêm đường hoặc các chất tạo ngọt.

Xem xét độ tan

Sữa ong chúa thật không tan trong nước. Khi cho sữa ong chúa vào nước, bạn sẽ thấy nó nổi lên và không tan hoàn toàn. Ngược lại, sữa ong chúa giả hoặc pha tạp thường sẽ tan hoặc lắng xuống đáy, điều này cho thấy sản phẩm có chứa các chất phụ gia hoặc chất bảo quản.

Quan sát độ đông đặc

Một trong các mẹo phân biệt sữa ong chúa thật và giả là cho sản phẩ vào ngăn đá tủ lạnh. Sữa ong chúa thật sẽ trở nên cứng nhưng không đông đặc hoàn toàn. Sau khi lấy ra ngoài, nó sẽ nhanh chóng mềm trở lại. Trong khi đó, sữa ong chúa giả khi đặt vào ngăn đá có thể đông cứng hoặc không thay đổi trạng thái như sữa ong chúa thật.
 

Mẹo phân biệt sữa ong chúa chuẩn, sạch-2Độ kết dính là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất để phân biệt sữa ong chúa chuẩn và loại bị pha tạp. (Ảnh: Lorca)

Thử độ kết dính

Một cách đơn giản khác để phân biệt sữa ong chúa thật và giả là thử độ dính. Sữa ong chúa xịn khi bôi lên tay sẽ tạo cảm giác dính và khó rửa trôi ngay lập tức. Ngược lại, sữa ong chúa pha tạp hoặc giả sẽ ít dính hơn và dễ dàng rửa trôi bằng nước.

Lưu ý khi mua và sử dụng sữa ong chúa

- Tránh mua sữa ong chúa không rõ nguồn gốc: Những sản phẩm trôi nổi không chỉ kém chất lượng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

- Bảo quản đúng cách: Sữa ong chúa rất dễ bị hỏng nếu không bảo quản đúng cách. Hãy lưu trữ sữa ong chúa trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được chất lượng và công dụng của sản phẩm.

- Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng sữa ong chúa, hãy thử một ít lên da để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng nào không. Nếu thấy hiện tượng ngứa, mẩn đỏ, hãy ngừng sử dụng ngay và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia.

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/meo-phan-biet-sua-ong-chua-chuan-sach-ar906336.html

mẹo vặt cuộc sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.