Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?

Chỉ với vài thủ thuật nhỏ và các nguyên liệu có sẵn trong nhà, tình trạng bồn cầu tắc có thể được cải thiện rõ rệt.

Một trong những vấn đề thường gặp ở các gia đình, và mỗi lần gặp thì lại phải đau đầu để giải quyết, chính là bồn cầu bị tắc. Mới đây, một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Cụ thể trong video, gia đình này đang tiến hành thông tắc bồn cầu cho nhà mình. Tuy nhiên, đáng chú ý, chủ nhân video chia sẻ, phương pháp gia đình họ sử dụng là thông tắc bồn cầu chỉ với 5.000 đồng.

Cụ thể, phương pháp gia đình này sử dụng là dùng băng dính bản lớn, dán kín miệng bồn cầu, sao cho không còn một khe hở nào. Sau đó, nhấn nút xả nước từ 1 đến 2 lần để đẩy phồng lớp băng dính lớn. Tiếp đến người này dùng tay ấn mạnh xuống bề mặt băng dính vài lần. Với áp lực lớn từ trên xuống, cộng thêm sức ép của nước tới điểm tắc, bồn cầu sẽ được thông một cách nhanh chóng.

Người dùng sử dụng băng dính để thông bồn cầu nhà mình khi bị tắc. (Video Long Đinh Văn)

Trên thực tế, phương pháp này không còn quá xa lạ. Nhiều gia đình đã cũng đã thực hiện và chia sẻ, chỉ với những cuộn băng dính giá rẻ, bồn cầu nhà họ đã được thông tắc dễ dàng mà không cần tới các dụng cụ chuyên biệt.

Những nguyên nhân dẫn tới tắc bồn cầu

Như đã nói ở trên, tắc bồn cầu là tình trạng thường gặp ở các gia đình và hầu như gia đình nào cũng đã ít nhất gặp 1 lần tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng nay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, được đưa ra bởi các chuyên gia hay công ty chuyên cung cấp giải pháp xử lý.

Đầu tiên phải kể tới là người dùng đã bỏ quá nhiều giấy vệ sinh vào bồn cầu. Mặc dù đã được thiết kế đường ống thoát tương đối lớn, đủ để cuốn trôi chất thải và giấy vệ sinh trong quá trình sử dụng, tuy nhiên khi một lượng giấy quá lớn được cho xuống một lúc hoặc trong một thời gian dài sẽ khiến đường ống này bị quá tải.

Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-1
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, chất lượng giấy vệ sinh cũng vô cùng quan trọng. Một số loại giấy không đảm bảo chất lượng, khó tan trong nước, chúng sẽ đóng thành đống trong đường ống thải, đặc biệt là ở những vị trí gấp khúc. Lâu dần, giấy cùng chất thải sẽ đọng cứng lại và làm tắc nghẽn bồn cầu.

Thứ 2 là trong đường ống có dị vật. Điều này có thể xuất hiện khi trong quá trình sử dụng, người dùng đánh rơi vật gì đó xuống bồn cầu, thứ mà không thể trôi quá một cách dễ dàng trong đường ống. Những dị vật như thế này tốt hơn hết nên được phát hiện và lấy ra càng sớm càng tốt, nếu không tình trạng tắc bồn cầu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-2
Ảnh minh họa.

Thứ 3 là hầm cầu bị đầy. Hầm cầu hay còn được gọi là bể phốt, hầm tự hoại, chính là nơi chứa chất thải hữu cơ hàng ngày của các gia đình. Tại đây, chất thải sẽ bị vi khuẩn phân hủy, chuyển thành dạng bùn, sau đó theo đường ống thoát ra ngoài môi trường. Chính vì vậy khi hầm cầu bị đầy, tức là chúng không còn đủ khoảng trống để tiếp nhận thêm chất thải nữa.

Hầm cầu không có đường thoát ống thoát khí cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bồn cầu bị tắc. Nó thuộc về lỗi kỹ thuật trong lúc xây dựng nhà vệ sinh, vì vậy hy hữu và thường ít gặp hơn.

Những phương pháp tự thông tắc bồn cầu tại nhà

Ngoài phương pháp dán băng dính toàn bộ bề mặt bồn cầu như người dùng bên trên sử dụng, còn nhiều phương pháp khác mà các gia đình có thể thực hiện tại nhà, "giải nguy" trong những trường hợp bồn cầu nhà mình bị tắc.

1. Dùng nước nóng

Cách đơn giản nhất để xử lý bồn cầu bị tắc đó là dùng nước nóng. Theo các chuyên gia, nước nóng có thể làm mềm các chất bẩn, từ đó giúp bồn cầu thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn một cách hiệu quả.

Lúc này, bạn chỉ cần dội một lượng lớn nước nóng, dội thật mạnh xuống bồn cầu. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên nó sẽ chỉ có tác dụng với các trường hợp tắc nghẽn không quá nghiêm trọng.

Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-3
Ảnh minh họa.

2. Dùng baking soda và giấm

Giấm và baking soda đều là những nguyên liệu dễ tìm, dễ mua và an toàn với môi trường cũng như sức khỏe người dùng. Khi kết hợp 2 loại nguyên liệu với nhau, sẽ có được một hỗn hợp giúp thông cống hiệu quả.

Cách làm như sau:

- Trộn baking soda với giấm theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành dung dịch sủi bọt.

- Đổ trực tiếp hỗn hợp xuống bồn cầu và đóng nắp lại, đơi trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

- Xả sạch bồn cầu với nước.

Baking soda và giấm hòa với nhua sẽ có tác dụng làm tan chất thải, khiến chúng dễ dàng trôi theo dòng nước khi bạn xả nước.

Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-4
Ảnh minh họa.

3. Dùng bột, nước hay các dụng cụ chuyên thông cống chuyên dụng

Các loại bột, nước hay các dụng cụ chuyên dụng là phương pháp cuối cùng mà người dùng cần tới, khi những phương pháp thủ công không thể giúp cải thiện tình trạng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng trường hợp. Nếu như bồn cầu nhà bạn tắc bởi giấy ăn hoặc chất thải, có thể dễ dàng sử dụng bột, nước. Cách làm chỉ là đơn giản đổ bột, nước xuống bồn cầu, ngâm trong vài giờ, qua đêm thì càng tốt, rồi xả nước. Còn với các dị vật, khiến bồn cầu tắc nghiêm trọng, nên dùng các dụng cụ thông cống chuyên nghiệp, hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị có chuyên môn.

Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-5Người dùng chia sẻ cách thông bồn cầu tắc chỉ với 5.000 đồng, liệu có hiệu quả không?-6

Ảnh minh họa.

 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nguoi-dung-chia-se-cach-thong-bon-cau-tac-chi-voi-5000-dong-lieu-co-hieu-qua-khong-20230423124527934.htm

bồn cầu

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.