Nguyên nhân bếp từ bị nứt vỡ mặt kính và cách khắc phục hiệu quả

Mặt kính bếp từ thường làm bằng kính chịu nhiệt nên trường hợp bị nứt vỡ rất hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Bởi trong quá trình sử dụng, do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau khiến mặt kính của bếp từ bị nứt vỡ, khiến việc sử dụng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Do bếp kém chất lượng nên mặt kính bị nứt

Nguyên nhân đầu tiên khiến mặt bếp từ dễ bị vỡ chính là do thiết bị kém chất lượng, được làm từ chất liệu có độ bền kém, khả năng chịu nhiệt thấp. 

Điều này khiến cho việc đun nấu trong thời gian dài ở mức nhiệt cao khiến mặt kính nhanh nứt, không đảm bảo an toàn. Đặc biệt là những chiếc bếp từ không có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay cả những dòng sản phẩm giá rẻ.

Nguyên nhân bếp từ bị nứt vỡ mặt kính và cách khắc phục hiệu quả-1
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Cách khắc phục hiệu quả nhất là bạn nên thay mới bếp từ. Nên chọn sử dụng những sản phẩm chất lượng, được sản xuất từ những thương hiệu uy tín. Lớp kính mặt bếp được làm từ chất liệu chịu lực, chịu nhiệt tốt.

Do va đập mạnh

Để bếp không cố định trên một mặt phẳng khiến bếp bị vỡ trong quá trình nấu nướng. Hoặc do chẳng may làm rơi vật nặng lên bề mặt bếp cũng là nguyên nhân khiến mặt kính bị nứt vỡ.

Do đó, để đảm bảo hạn chế những sự cố không đáng có, bạn cần thực hiện các việc sau: Bố trí bếp từ ở những nơi bằng phẳng và rộng rãi, không nên đặt bếp trên kệ. Tránh để đồ vật rơi xuống mặt kính của bếp từ. Nên ưu tiên lựa chọn các loại bếp từ âm để cố định bếp ở một vị trí nhất định, tránh di chuyển thiết bị nhiều nơi làm rơi vỡ bếp.

Không vệ sinh bếp thường xuyên

Nếu bạn sử dụng bếp từ thường xuyên nhưng lười vệ sinh mặt kính cũng sẽ khiến dầu mỡ và các thức ăn thừa bị dính lại, đóng mảng. Khi tiếp tục đun nấu ở những lần sau sẽ làm nhiệt độ mặt bếp từ không ổn định và gây ra hiện tượng nứt vỡ.

Nguyên nhân bếp từ bị nứt vỡ mặt kính và cách khắc phục hiệu quả-2
Vệ sinh bếp nên đúng cách, nếu vệ sinh bếp khi còn nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bếp.

Để không làm mặt kính bếp từ bị nứt vỡ, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi đun nấu. Lưu ý là tuyệt đối không nên vệ sinh bếp từ khi mới đun nấu xong. Bởi lúc này nhiệt độ mặt bếp vẫn cao, nếu gặp nước lạnh sẽ gây sốc nhiệt và nứt vỡ.

Nấu liên tục ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Ngoài những nguyên nhân trên, việc nấu nướng liên tục ở mức nhiệt cao và trong một thời gian dài cũng sẽ làm mặt kính của bếp từ dễ nứt vỡ. Dù được làm từ dòng kính chịu lực và chịu nhiệt. Nhưng nếu bạn nấu ăn với chiếc nồi quá nặng và quá to sẽ vừa làm khó chín thức ăn và vừa tốn điện năng. Hơn thế nữa, điều này còn tác động lên bề mặt kính của bếp một lực mạnh và nhanh làm nứt vỡ.
Cách khắc phục: Nên sử dụng các loại nồi có kích thước vừa phải phù hợp với bếp. Không nên đun nấu quá nhiều khiến trọng lượng nồi quá 4kg. Hạn chế sử dụng bếp liên tục trên 2 giờ và nên để mức nhiệt vừa phải. Không nên sử dụng mức nhiệt tối đa khi đun nấu để đảm bảo độ bền của bếp và tiết kiệm điện năng.

Bếp từ bị vỡ mặt kính dùng được không?

Trong trường hợp nứt vỡ nhẹ, vết nứt nhỏ và không bị vỡ vụn, không làm ảnh hưởng tới vùng nấu. Các nút phím vẫn vẫn sử dụng bình thường, khi khởi động bếp vẫn sinh ra nhiệt năng. Bạn có thể sử dụng bếp bình thường, có thể dùng keo silicon hay các loại keo dán chuyên dụng để dán lên vết nứt mà chưa cần thay mới.

Nguyên nhân bếp từ bị nứt vỡ mặt kính và cách khắc phục hiệu quả-3
Nếu vết nứt nhỏ và bạn cần sử dụng bếp ngay lúc đó, bạn có thể sử dụng nhưng ở công suất nhỏ.

Nếu trường hợp vết nứt vỡ to, hưởng tới vùng nấu của bếp. Các chức năng nấu không thể vận hành được thì bạn phải thay mới mặt kính hoặc mua bếp từ mới để sử dụng.

Một lưu ý nữa là khi bếp từ nhà bạn đã bị vỡ mặt kính lâu ngày sẽ làm hư hại bếp. Nên tạm dừng sử dụng ngay và tìm hướng khắc phục phù hợp để tránh làm hỏng các động cơ bên trong.

Cách xử lý nếu bếp từ bị nứt mặt kính khi đun

Nếu vết nứt nhỏ và bạn cần sử dụng bếp ngay lúc đó, bạn có thể sử dụng nhưng ở công suất nhỏ. Nhưng chỉ là sử dụng tạm thời vì nếu sử dụng mặt kính bị nứt vỡ như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của chính bạn, đồng thời bếp cũng ngày một hư hỏng nặng hơn.

Tắt bếp khi nhận thấy dấu hiệu nứt nẻ để đảm bảo an toàn. Rút tất cả nguồn điện kết nối với bếp từ và liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc địa chỉ nơi bạn mua bếp từ.

Bạn không nên tự ý kiểm tra hay tự tháo chữa bếp tại nhà bởi nó sẽ ảnh hưởng tới chế độ bảo hành của hãng nếu như bếp của bạn vẫn đang trong thời gian bảo hành. Hơn nữa, nếu tự ý sửa chữa sẽ khiến bếp của bạn rất dễ bị hư hỏng nặng.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-bep-tu-bi-nut-vo-mat-kinh-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-172240927175227723.htm

mẹo vặt gia đình


Hóa ra để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh lại gây hại như sau
Đa số các bà nội trợ đều chọn bảo quản những thức ăn thừa trong tủ lạnh, đặc biệt vào mùa hè, nếu không cho vào tủ lạnh sẽ nhanh hỏng đồ ăn. Nhưng theo các chuyên gia, việc này vô tình làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Ngắm ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi mát rượi quanh năm ở Quảng Nam
Nhà cổ Đồng Viết Mão (ở làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) là một trong số ít ngôi nhà cổ nổi tiếng đang được lưu giữ, bảo tồn nguyên gốc. Nhiều người ghé thăm không khỏi trầm trồ bởi ngôi nhà bằng gỗ mít quanh năm mát mẻ, yên bình. Nhiều vật dụng trong nhà được các thế hệ truyền tay gìn giữ...

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.