- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những loại cá dễ nhiễm ký sinh trùng
Cá là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu, tuy nhiên bạn cần thận trọng trong việc mua và chế biến vì một số loại cá rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
Các loại cá sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ thường dễ nhiễm ký sinh trùng hơn so với cá biển, bởi các vùng nước này có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của ký sinh trùng hơn, chẳng hạn như nhiệt độ, chất lượng nước và mật độ sinh vật.
Những loại cá nào dễ nhiễm ký sinh trùng?
Ký sinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể cá mà không làm chết chúng. Tuy nhiên, khi con người tiêu thụ cá chưa được nấu chín kỹ, ký sinh trùng có thể truyền sang người, gây ra các vấn đề sức khỏe, thậm chí cả các bệnh lý nghiêm trọng. Hiểu rõ về các loại cá dễ nhiễm ký sinh trùng và thực hiện đúng biện pháp phòng tránh, bạn có thể yên tâm hơn khi thưởng thức các món ăn từ cá.
Cá chép là một trong những loại cá nước ngọt dễ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan.(Ảnh: Britannica)
Các loại cá nước ngọt dễ nhiễm ký sinh trùng gồm:
-Cá chép: Loài ký sinh trùng thường gặp là sán lá gan. Triệu chứng nhiễm sán lá gan bao gồm đau bụng, sốt, buồn nôn và viêm gan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan.
-Cá trắm: Loài này dễ bị nhiễm các loại sán và giun ký sinh. Cá trắm thường sống ở tầng nước đáy, nơi có nhiều bùn đất, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng.
-Cá lóc (cá quả): Chúng sống ở ao hồ và các vùng nước đọng, cũng dễ nhiễm các loại giun ký sinh.
Môi trường nước lợ của sông ngòi và kênh rạch là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại ký sinh trùng. (Ảnh: aFishDeal)
Các loài cá nước lợ dễ bị nhiễm ký sinh trùng gồm:
-Cá basa: Môi trường nước lợ của sông ngòi và kênh rạch là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và xâm nhập của các loại ký sinh trùng, trong đó có giun và sán.
-Cá rô phi: Chúng dễ nhiễm sán và giun tròn.
Cá hồi dù sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt đều dễ nhiễm ký sinh trùng như giun Anisakis. (Ảnh: Qualifoods)
Cá biển sống ở môi trường nước mặn, nguy cơ nhiễm nhiễm ký sinh trùng thấp hơn nhưng vẫn tồn tại, đặc biệt là các loài sống ở tầng nước sâu hoặc tầng đáy. Các loại cá biển có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao gồm:
-Cá hồi: Cá hồi dù sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt (trong giai đoạn di cư) cũng đều dễ nhiễm giun Anisakis, gây ra các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn, nổi mề đay...
-Cá tuyết: Cá tuyết cũng là một trong những loài cá biển dễ nhiễm giun Anisakis. Loài ký sinh trùng này có thể tồn tại trong các mô cơ của cá và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu không được nấu chín.
Cách phòng tránh ký sinh trùng trong cá
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng từ cá, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Nấu chín cá hoàn toàn
Nấu chín cá là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt ký sinh trùng. Hạn chế ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, đặc biệt là các món như sushi, sashimi, hoặc gỏi cá.
Đông lạnh cá trước khi ăn sống
Nếu bạn muốn ăn các món cá sống, hãy đảm bảo rằng cá đã được đông lạnh ở nhiệt độ -20°C trong ít nhất 7 ngày để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh là cách hiệu quả để làm suy yếu và tiêu diệt ký sinh trùng mà không làm mất đi hương vị tự nhiên của cá. Đây là cách thường được áp dụng để vô hiệu hóa giun ký sinh trong cá hồi.
Bảo quản và vệ sinh cá đúng cách
Việc bảo quản cá trong tủ lạnh hoặc tủ đông giúp ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn. Cá tươi nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4°C và cá đông lạnh ở nhiệt độ -18°C.
Trước khi chế biến, rửa cá sạch dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn bã.
Sử dụng dao và thớt riêng khi chế biến cá sống để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn và ký sinh trùng.
Theo VTC news
-
Mẹo vặt2 giờ trướcViệc sử dụng điều hòa ô tô khi xe ngừng hoạt động hay khi khởi động xe khiến ắc-quy phải gắng sức huy động nguồn điện để chạy quạt gió, làm giảm tuổi thọ ắc quy.
-
Mẹo vặt7 giờ trướcMặc dù đây là loại thực phẩm không thể để lâu, một số cách bảo quản đậu phụ có thể giúp bạn duy trì chất lượng và sự an toàn của món này trong khá nhiều ngày.
-
Mẹo vặt10 giờ trướcKhông chỉ giúp giảm độ hăng, việc ngâm hành tây trong nước lọc trước khi dùng chế biến món ăn còn có một số tác dụng khác.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcKính lái ô tô sử dụng lâu ngày rất dễ ố mốc, bám bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như an toàn khi lái xe.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcVới những tài xế mới, việc cảm nhận những thay đổi của vận tốc, tiếng máy, tay lái rung lắc, xe tròng trành khi bị thủng lốp, hết hơi khá là khó khăn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều khách sạn trên thế giới 'né' tầng 13, bằng cách nhảy cóc từ tầng 12 lên 14 hoặc đổi tên tầng 13 thành 12B, 14A.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcDưới đây là những cách tách hạt lựu dễ dàng, nhanh chóng, giúp bạn không còn ngần ngại khi mua và thưởng thức loại trái cây vừa ngon vừa bổ dưỡng này.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcĐa số các bà nội trợ đều chọn bảo quản những thức ăn thừa trong tủ lạnh, đặc biệt vào mùa hè, nếu không cho vào tủ lạnh sẽ nhanh hỏng đồ ăn. Nhưng theo các chuyên gia, việc này vô tình làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcMặt kính bếp từ thường làm bằng kính chịu nhiệt nên trường hợp bị nứt vỡ rất hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Bởi trong quá trình sử dụng, do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau khiến mặt kính của bếp từ bị nứt vỡ, khiến việc sử dụng gặp nhiều khó khăn.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcChuối mua về nếu không ăn nhanh sẽ dễ bị thâm đen, nhưng tình trạng này sẽ không xảy ra nếu bạn áp dụng mẹo hay dưới đây.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcThớt gỗ là loại thớt khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp. Ưu điểm của nó là có độ đàn hồi, nặng, giúp băm chặt thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng thớt gỗ lại có nhược điểm là dễ cong, nứt, thấm mùi nguyên liệu và thấm nước, lâu sẽ bị rỉ và mốc.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcĐây là bí quyết mà nhiều đầu bếp ở Trung Quốc áp dụng để có bát cơm dẻo thơm, đậm đà chuẩn nhà hàng: Chỉ cần thêm vào nồi cơm vài loại gia vị quen thuộc.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcSau một thời gian sử dụng, mũ bảo hiểm thường xuất hiện mùi hôi khó chịu, đặc biệt đối với điều kiện thời tiết thất thường. Điều này khiến người dùng cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy ngại mỗi khi đội.