Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ

Nhiều đồ nội thất, thiết bị trong nhà ở có nguy cơ hỏa hoạn nếu dùng sai cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc sử dụng các vật dụng để hạn chế cháy nổ.

Kiến trúc sư Nguyễn Duy Sơn có kinh nghiệm 11 năm trong việc tư vấn thiết kế, thi công nhà ở. Anh chỉ ra những lưu ý khi sử dụng đồ đạc trong nhà để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Khu vực bếp

- Để bao diêm, bật lửa tránh xa khu vực bếp, tốt nhất vào khu vực tủ có khóa.

- Làm sạch lò nướng, lò vi sóng định kỳ.

- Lắp đặt thiết bị báo khói trong khu vực bếp, tránh lắp gần cửa sổ, cửa ra vào.

- Đặt nồi vào trung tâm của bếp khi đang nấu.

- Không để dây điện phía trên của bếp vì đây là khu vực có nhiệt độ cao.

- Tắt bếp sau khi sử dụng.

- Tạo không khí lưu thông cho tủ lạnh bằng cách chừa khoảng trống xung quanh tủ lạnh.

Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ-1
Nhà bếp là khu vực dễ xảy ra hỏa hoạn nếu sử dụng thiết bị sai cách (Ảnh minh họa: Pinterest).

Khu vực nhà tắm

- Lắp đặt các thiết bị máy nước nóng, máy sưởi cách xa khu vực bồn rửa, bồn tắm và vòi sen.

- Tắt máy nước nóng trước khi sử dụng.

- Bật máy nước nóng, máy sưởi ở nhiệt độ phù hợp. Không bật nhiệt độ quá cao.

Khu vực phòng ngủ

- Không hút thuốc trong phòng ngủ.

- Sử dụng đệm có khả năng chống cháy, bởi nếu xảy ra hỏa hoạn, những tấm đệm này có khả năng cản lửa.

- Sử dụng bàn là đúng cách: Không tưới nước lên quần áo khi đang là, không là quần áo đang ướt.

- Sử dụng thiết bị báo khói nếu có thể.

Khu vực phòng khách

- Hạn chế sử dụng đèn halogen vì nguy cơ gây hỏa hoạn cao.

- Sử dụng hệ thống dây điện có kích thước phù hợp đúng với công suất hoạt động của thiết bị để giảm nguy cơ hỏa hoạn (đối với tất cả khu vực).

- Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị và bảo dưỡng định kỳ (đối với tất cả khu vực).

- Hạn chế lắp cục nóng điều hòa ở khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp (đối với tất cả khu vực).

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-luu-y-khi-dung-do-dac-trong-nha-de-giam-nguy-co-chay-no-20230913231910688.htm?fbclid=IwAR3pmu0gcVdnvYZM88fxZKZqooqfmDDf6uPvQBtHdB418td_mXicLsfyBaQ

phòng cháy chữa cháy


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.