Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà bếp, Tết đến nơi rồi đừng để mình phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Bếp là nơi nấu nướng, tạo nên những bữa cơm ngon cho cả gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nơi này cũng tiềm ẩn các mối nguy hiểm cực kỳ tai hại.

Hút mùi

Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi nhấc nồi ra hãy tắt bếp gas trước. Không hướng máy hút mùi vào bếp nhằm tránh ngọn lửa đốt cháy các hạt dầu thải trên đó và gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng trước khi vệ sinh máy hút mùi cũng phải tắt bếp gas, sau đó bật quạt hút để đảm bảo rằng không có nguồn lửa. Do chất tẩy rửa có thể chứa các dung môi hữu cơ gây cháy, nổ nên rất dễ bắt lửa khi phun ra. Đồng thời các hợp chất hữu cơ bay hơi trong chất tẩy rửa có hại cho cơ thể con người nên cần sử dụng hệ thống thông gió để tránh sự gia tăng nồng độ của nó.

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà bếp, Tết đến nơi rồi đừng để mình phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng-1

Lò vi sóng

Lò vi sóng trở thành vật dụng phổ biến với hầu hết các gia đình, có tác dụng như rã đông, hâm nóng, đun nấu thức ăn rất nhanh. Tuy nhiên, tuyệt đối không quay trứng trong lò vi sóng bởi nó sẽ gây ra một vụ nổ lớn. Khi cho trứng sống vào lò vi sóng, lòng trắng và lòng đỏ chứa nhiều nước bị làm nóng nhanh; trong khi kích thước của vỏ trứng không thay đổi. Nhiệt sinh ra nhanh chóng trong quả trứng sẽ tạo nên một áp suất từ trong hướng ra ngoài vỏ gây nổ. 

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, không cho thực phẩm có hộp đậy kín vào lò vi sóng. Không cho các sản phẩm kim loại, chẳng hạn như sắt, lá nhôm, giấy thiếc... vào lò vi sóng. Vì kim loại phản xạ lại lò vi sóng, nếu một lượng lớn năng lượng không được thức ăn hấp thụ sẽ bị phản xạ ngược lại, rất dễ xảy ra cháy nổ.

Không cho lò vi sóng chạy không tải. Khi hâm một lượng nhỏ thức ăn hoặc thức ăn có độ ẩm thấp, cần kiểm soát chặt chẽ thời gian. Ngoài ra, không nên cho giấy hoặc túi ni lông vào lò vi sóng, nếu không, không chỉ làm cháy giấy, làm chảy nhựa, sinh ra khí độc mà còn dễ bén lửa ra ngoài.

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà bếp, Tết đến nơi rồi đừng để mình phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng-2

Bếp gas

Không đặt bất kỳ chất dễ cháy nào bên cạnh bếp, và cố gắng không đặt nồi lên bếp khi không sử dụng, nếu không rất khó để khẳng định đã tắt ngọn lửa hay chưa. Khi chiên thực phẩm bằng chảo, không được ném trực tiếp đồ đông lạnh vào dầu có nhiệt độ cao, nếu không lớp đá ở bên ngoài của thực phẩm sẽ lập tức chuyển thành hơi nước khiến chảo dầu sôi ngay lập tức, không những thức ăn bị khét mà dầu còn văng ra ngoài. Nếu chẳng may gặp ngọn lửa lớn sẽ cháy lan ngay lập tức.

Cần lưu ý những khả năng gây ra rò rỉ khí:

1. Không ai trông chừng khi đun nước, nấu cháo, canh sôi mà bị trào ra ngoài, dập tắt ngọn lửa. Khí chưa cháy sẽ khuếch tán vào không khí và tạo thành khí nổ trong bếp.

2. Bếp gas để gần cửa sổ, ngọn lửa bị gió thổi tắt. Không đóng van gas kịp thời và gas bị rò rỉ.

3. Ống của bình nóng lạnh bị lão hóa, rơi ra ngoài bị gãy và rò rỉ.

4. Máy nước nóng sử dụng gas không đúng cách, hoặc máy nước nóng bị lỗi chỉ quan tâm sửa chữa mà quên không vặn van gas dẫn đến lượng gas bị rò rỉ ra ngoài nhiều.

Vì vậy, khi sử dụng bếp gas, phải đứng nấu, điều chỉnh kích thước ngọn lửa kịp thời theo nhu cầu thực tế, nếu không gas sẽ bị rò rỉ khi canh trào ra ngoài và tắt lửa. Đặc biệt đối với những gia đình sử dụng gas, nếu gas bị nhiễm độc thì hậu quả sẽ rất tai hại.

Khi phát hiện rò rỉ khí gas, cần làm gì?

1. Mở cửa sổ ngay lập tức để thông gió. Khi ngửi thấy mùi gas nhẹ trong nhà, bạn nên mở ngay cửa ra vào, cửa sổ và tắt van gas để giảm nồng độ khí gas trong không khí.

2. Sau khi khí gas bị rò rỉ, không được đứng trong nhà. Ra khỏi nhà, dùng điện thoại di động để gọi, nhận cuộc gọi, không sử dụng điện thoại cố định. Gọi số cứu hộ khẩn cấp của công ty gas để các chuyên gia đến sửa chữa. Đồng thời, thông báo kịp thời cho các thành viên trong gia đình để sơ tán, thông báo cho hàng xóm, yêu cầu họ tắt các thiết bị điện, dập tắt ngọn lửa, tránh xa khu vực rò rỉ điện.

3. Không dùng tay chạm vào các thiết bị điện trong khu vực rò rỉ. Giữ nguyên trạng các thiết bị điện trong khu vực rò rỉ và không đóng ngắt bằng tay để tránh phát sinh tia lửa điện.

4. Hãy nhẹ nhàng khi mở cửa sổ và cửa ra vào, đừng mở vội vàng. Nếu quần áo trên người làm bằng vải sợi hóa học hoặc đeo đồ trang sức, bạn nên tránh cởi ra để không gây tĩnh điện, tia lửa do ma sát và phát nổ.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


bếp gas

nhà bếp

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.