- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những sai lầm cực nguy hiểm mà nhiều người vẫn mắc khi rửa bát
Việc rửa bát không đơn thuần là rửa sạch thức ăn thừa trên bát đũa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Dưới đây là tổng hợp những cách rửa bát không đúng đang gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn đang mắc phải do thói quen ẩu tả và lười biếng.
Dùng vải rửa chén như "vải vạn năng"
Một số người vì muốn tiết kiệm hoặc có thể do cảm thấy tiện lợi nên chỉ dùng một chiếc khăn vừa rửa chén bát vừa lau bàn bếp, thậm chí lau luôn cả bát đĩa sau khi rửa. Tuy nhiên điều này rất có hại vì nó sẽ vô tình khiến các vi khuẩn lây truyền từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt nếu vi khuẩn dính trên bát đĩa khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Không làm sạch miếng rửa chén
Hãy rửa sạch miếng rửa chén sau mỗi khi rửa bát. Ảnh minh họa
Sau khi rửa xong bát, nhiều người thường để nguyên miếng rửa chén với đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau, thức ăn thừa ở trên đó. Điều này khiến miếng rửa chén ủ vi khuẩn sinh sôi và thành tác nhân lây chéo vi khuẩn trong bếp.
Do vậy, sau mỗi lần rửa bát, hãy rửa sạch tất cả chất bẩn bám trên miếng rửa chén và vắt thật khô, để riêng ra nơi khô ráo và không dùng cho bất kì mục đích nào khác.
Khi miếng rửa chén có dấu hiệu hết hạn, hư hỏng cần thiết thay ngay cái mới, đừng tiếc rẻ làm gì.
Ngâm bát đũa lâu mới rửa
Ngâm bát đũa bẩn lâu trong nước là cách khiến vi trùng sinh sôi nảy nở.
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Trong vòng từ 8-18 giờ, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.
Dầu còn lại trong đĩa được đổ trực tiếp vào cống
Sau bữa ăn, thường có một lượng nhỏ dầu và nước ở đĩa. Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay nước thừa này vào cống. Tuy nhiên, nếu thiết bị tách nước và dầu không được lắp đặt trong cống, dầu là chất gây ô nhiễm lớn nhất trong nước. Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, rất dễ kết tụ và làm tắc đường ống nước.
Để làm sạch dầu thừa trong bát đĩa mà không gây hại cho đường ống thoát nước, bạn hãy dùng giấy ăn lau, thấm sạch dầu mỡ trước khi rửa. Cách này cũng hữu dụng với nồi, chảo có nhiều dầu mỡ.
Để bát đũa ẩm
Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hãy xếp bát đũa ra rổ, giá để thoát nước, phơi nắng hoặc tốt nhất là sấy khô rồi hãy xếp vào tủ bát.
Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa
Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...
Hãy hòa chất tẩy rửa cùng với một ít nước cho loãng ra rồi mới dùng nước đó để rửa bát cho an toàn.
Thói quen rửa đũa sai lầm
Thói quen rửa đũa sai lầm cần được thay đổi. Ảnh minh họa
Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.
Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngoài ra sau khi rửa đũa, nhiều người không có thói quen lau khô nên càng tạo ra môi trường ẩm ướt, là “thiên đường" cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt có chất gây ung thư nghiêm trọng – aflatoxin cũng có thể được sản sinh.
Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.
Thêm một thói quen rửa bát đũa sai lầm mà nhiều người mắc đó là thay vì rửa bát ngay sau khi ăn, họ lại cho tất cả vào bồn hoặc chậu và ngâm trong nước rửa bát. Cách làm này vô tình khiến cho các hóa chất từ nước rửa bát có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa mà nếu chỉ rửa bằng nước cũng chưa đủ để loại bỏ.
Nếu các loại hóa chất đi vào trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Theo Đời sống & Pháp luật
-
Mẹo vặt1 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Mẹo vặt6 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt9 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt12 giờ trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt22 giờ trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcTheo nghiên cứu, pin xe điện có hiệu suất và tuổi thọ tốt nhất khi mức sạc 20-80%, ngoài ra thời gian sạc từ 80% lên 100% khá lâu.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcBạn sẽ ngạc nhiên trước tác dụng của rượu trắng kết hợp với giấm trắng trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe và làm đẹp.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcSở thích của mọi người về độ già của trứng vịt lộn không giống nhau; liệu có cách nào phân biệt trứng vịt lộn già và non khi còn nguyên quả?
-
Mẹo vặt3 ngày trướcDưa chuột rất dễ phát triển và cho quả nên phù hợp để trồng trong thùng xốp, cách trồng dưa chuột ở ban công cũng đơn giản, sau chừng tháng rưỡi là có thể thu hoạch.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcHoa hồng thường không bền, nhưng nếu chịu khó áp dụng các mẹo cắm hoa hồng tươi lâu dưới đây, bạn có thể kéo dài thời gian khoe sắc của chúng.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcDù giá rẻ, bạn cũng đừng chọn miếng thịt đã bị người bán loại bỏ da, đó là một trong những loại thịt lợn không nên mua nếu bạn quan tâm đến an toàn thực phẩm.