Nồi cơm điện bị trầy xước hoặc lớp sơn phủ bị bong ra có dùng được nữa không? Nhiều người vô tình làm sai mà không biết

Một số người sẽ vẫn tiếp tục sử dụng nồi cơm điện khi thấy lòng nồi có vết xước nhưng cũng có người lại vứt chúng đi. Vậy cách làm nào là chính xác?

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn hầu hết các gia đình đều đang sử dụng nồi cơm điện. Vậy bạn đã biết những điều cần chú ý khi sử dụng nồi cơm điện chưa? Lớp phủ bên trong của nồi cơm điện bị xước hoặc bong tróc sau khi sử dụng một thời gian dài thì có dùng tiếp được không?

Một số người sẽ vẫn tiếp tục sử dụng nồi cơm điện khi thấy lòng nồi có vết xước nhưng cũng có người lại vứt chúng đi. Vậy cách làm nào là chính xác? Hôm nay, tôi sẽ cho bạn biết cách sử dụng nồi cơm điện chính xác, giúp giải quyết những rắc rối của nhiều gia đình. Hãy cùng tham khảo những kiến thức bổ ích để biết cách làm đúng nhé!

Nồi cơm điện bị trầy xước hoặc lớp sơn phủ bị bong ra có dùng được nữa không? Nhiều người vô tình làm sai mà không biết-1

Bạn có thường sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn ở nhà không? Ruột nồi cơm điện của bạn có bị xước, bong tróc không? Khi lớp sơn bên trong của nồi cơm điện bị trầy xước hoặc bong tróc, điều mà mọi người quan tâm nhất là liệu nó có tiếp tục được sử dụng không và nếu sử dụng thì có gây hại cho sức khỏe hay không?. Để có câu trả lời chính xác cho những vấn đề trên, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu lớp phủ bên trong của nồi cơm điện.

Thông thường, để tiện cho việc vệ sinh, nồi cơm điện sẽ phun một lớp hóa chất đặc biệt còn gọi là lớp "chống dính" lên bề mặt nồi nhôm. Hầu hết các loại nồi cơm chính hãng sử dụng chất chống dính Teflon.

Hợp chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao từ 300 đến 400 độ C, trong khi nhiệt độ nấu ăn không bao giờ vượt quá 250 độ C. Teflon là chất khó hấp thụ, dù có đi vào cơ thể người cũng bị đào thải ra, do vậy bạn đọc có thể an tâm, dù có lỡ ăn phải một chút lớp chống dính của nồi cơm thì chúng cũng sẽ đào thải theo đường tiêu hóa, hoàn toàn không tích tụ trong cơ thể.

Tuy nhiên, phần độc hại chính là phần keo dính chất Teflon với lòng nồi nhôm. Phần keo này là chất dễ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các chất nguy hại cho con người khi ở nhiệt độ cao. Nếu dùng lâu dài, lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc ra theo đường ăn uống vào cơ thể con người, do vậy không nên tiếp tục sử dụng nồi quá cũ, lớp chống dính bị bong tróc nặng.

Nồi cơm điện bị trầy xước hoặc lớp sơn phủ bị bong ra có dùng được nữa không? Nhiều người vô tình làm sai mà không biết-2

Ngoài ra, khi sử dụng nồi cơm điện bị bong tróc lớp sơn để nấu ăn thì trong quá trình chế biến thức ăn, vết bẩn có tính axit trong thực phẩm sẽ xảy ra phản ứng hóa học với lòng nồi nhôm. Về lâu dài, có thể gây ra những rủi ro nhất định về an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

Trong số đó, nhôm khác với sắt, kẽm và các nguyên tố khác vì chúng không phải là nguyên tố vi lượng mà cơ thể con người cần. Một khi được cơ thể con người hấp thụ trong thời gian dài sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, nếu lớp lót bên trong của nồi cơm điện tại nhà bị bong tróc nghiêm trọng, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Mặt khác, nếu nồi cơm bị bong tróc quá nhiều còn làm cho cơm dễ dính và cháy khét, ăn mất ngon, công đoạn lau chùi cũng gặp không ít khó khăn. Trường hợp nồi cơm điện của bạn là hàng chính hãng, chất lượng đảm bảo thì khi lòng nồi có trầy xước chút xíu cũng không sao. Chúng ta vẫn có thể sử dụng sản phẩm để nấu cơm, tuy nhiên khi vệ sinh và xới cơm bạn nên nhẹ nhàng một chút để không làm trầy xước rộng thêm.

Nồi cơm điện bị trầy xước hoặc lớp sơn phủ bị bong ra có dùng được nữa không? Nhiều người vô tình làm sai mà không biết-3

Mẹo vệ sinh nồi cơm điện đúng cách để không làm trầy xước lòng nồi và kéo dài tuổi thọ

Bước 1: Lấy hết thức ăn ra khỏi nồi

Bước 2: Dùng miếng bọt biển làm sạch lòng nồi

Đầu tiên, bạn cần tráng sơ lòng nồi qua nước. Sau đó, dùng miếng bọt biển thấm một ít xà phòng để làm sạch lòng nồi. Cuối cùng, bạn rửa nồi với nước sạch và để ráo.  

Chú ý: Chỉ nên dùng miếng bọt biển để không làm trầy xước lớp phủ chống dính bên trong lòng nồi cơm điện.
 
Bước 3: Vệ sinh thân ngoài và mâm phát nhiệt

Hãy dùng khăn khô để lau và lấy nhẹ những hạt cơm hoặc vết bẩn bám trên mâm phát nhiệt, đồng thời lau mặt trong của thân nồi cơm điện. Ngoài ra, với mặt ngoài của nồi thì bạn dùng khăn ẩm để loại bỏ vết bẩn (nếu có) một cách dễ dàng hơn thay vì khăn khô.

Chú ý: Chỉ nên vệ sinh thân nồi và mâm phát nhiệt sau khi thiết bị đã nguội và nên để khô ráo trước khi nấu cơm vào lần kế tiếp.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.