- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phân biệt nước mắm và nước chấm
Nước mắm và nước chấm là hai loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng, vậy
Tuy rất quen thuộc, hai khái niệm nước mắm và nước chấm vẫn gây ra nhiều ngộ nhận, có không ít người tưởng rằng hai loại gia vị này là một và không biết cách phân biệt nước mắm và nước chấm.
Thế nào là nước mắm và nước chấm?
Nước mắm là hỗn hợp chiết xuất từ cá (có thể là cá cơm, cá nục, cá trích, cá thu...) được ủ muối hạt trong nhiều tháng liền. Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống rất kỳ công, cẩn thận, tỉ mỉ từ tất cả các công đoạn từ việc đánh bắt cá tươi, chọn lọc và ủ muối tại thuyền trước khi vận chuyển về nơi ủ chượp để đảm bảo độ tươi cần thiết. Sau đó, cá được ủ chượp với muối hạt tinh khiết theo tỷ lệ nhất định trong nhiều tháng liền trước khi có thể chiết ra chai và sử dụng.
Nước mắm là một gia vị truyền thống, lâu đời của người Việt Nam, xuất hiện ở khắp những gian bếp, trong những mâm cơm Việt, tạo nên sự hoàn hảo cho từng món ăn, được coi là linh hồn của ẩm thực Việt.
Nước mắm là hỗn hợp chiết rót từ cá tươi ủ muối hạt.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:2003, nước mắm có hàm lượng Nitơ toàn phần không nhỏ hơn 25 g/l, 20 g/l, 15 g/l, 10 g/l, được phân loại tương ứng là loại đặc biệt, thượng hạng, loại 1 và loại 2.
Còn nước chấm là gì? Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1763:1986, nước chấm được hiểu là "nước chấm lên men và nước chấm hóa giải sản xuất từ nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật, theo phương pháp vi sinh hoặc phương pháp hóa học". Sau đó, văn bản này được thay thế bằng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1763:2008, theo đó khái niệm nước chấm được thay bằng nước tương như sau: "Nước tương là sản phẩm dạng lỏng thu được do quá trình lên men và/hoặc quá trình thủy phân hạt đậu tương và/hoặc đậu tương và ngũ cốc và/hoặc protein thực vật".
Nhìn chung, nước chấm theo cách hiểu thông thường là hỗn hợp chiết xuất từ thành phẩm của quá trình ủ muối và lên men cá (hoặc đạm thực vật như các loại đậu), pha loãng cùng các chất phụ gia cần thiết.
Nước chấm có thể là hỗn hợp nước mắm pha loãng và các loại phụ gia.
Sự khác nhau giữa nước mắm và nước chấm
Một điều chắc chắn là nước mắm có độ đạm cao hơn nước chấm. Nước mắm thường có độ đạm trung bình khoảng 25-28°N (một số ít còn đạt độ đạm cao hơn, lên đến 40-50”N). Theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ( FAO), nước mắm phải có độ đạm lớn hơn 10°N. Như vậy, các sản phẩm chứa nước mắm nhưng độ đạm dưới mức này chỉ được gọi là nước chấm.
Độ đạm là khái niệm dùng để chỉ tổng lượng nitơ có trong sản phẩm (đơn vị tính: g/l và kí hiệu: °N). Lượng nitơ xuất hiện khi xảy ra quá trình thủy phân chất đạm trong cá. Nhờ thông số hàm lượng đạm, bạn nhận biết được giá trị dinh dưỡng và độ ngon của nước mắm. Hiện trên thị trường, có 4 loại nước mắm được phân loại dựa trên độ đạm:
Loại đặc biệt: > 30 °N.
Loại thượng hạng: > 25 °N.
Loại 1: > 15 °N.
Loại 2: > 10 °N
Nước mắm truyền thống có màu nâu cánh gián đẹp mắt; các chai nước mắm chiết rót cùng một thời điểm có màu sắc đồng nhất. Nnước chấm có màu nhạt hơn do được pha loãng.
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa nước mắm và nước chấm là hương vị. Nước mắm có vị mặn đậm đà (một số sản phẩm có cả vị ngọt hậu cá tươi dễ chịu). Nước chấm ít muối hơn nên không quá mặn, ngoài ra có thêm vị của phụ gia, chẳng hạn vị ngọt của đường.
Mùi nước mắm truyền thống cũng đậm và khó phai hơn nhiều so với nước chấm.
Theo VTC
-
Mẹo vặt3 giờ trướcQuy trình làm sạch thực phẩm của người Nhật Bản thường gồm 4 bước, giúp đảm bảo an toàn vì có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn, chất độc và vi sinh vật gây hại.
-
Mẹo vặt20 giờ trướcÁp dụng những mẹo bóc trứng không chạm tay, mẹo bóc trứng nhanh và dễ dưới đây, bạn sẽ cảm nhận được công việc nấu nướng trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn thế nào.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcMàn hình iPhone bị chảy mực là một trong những sự cố khá nghiêm trọng, chỉ đứng sau vỡ màn hình. Khi gặp phải tình trạng này, người dùng sẽ cảm thấy rất khó chịu và bất tiện trong quá trình sử dụng.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcKhông phải ai cũng biết cách sơ chế và làm sạch cua nhanh để việc chế biến món ăn trở nên dễ dàng, tốn ít thời gian và công sức.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcBếp từ đang là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính năng sử dụng hiện đại, tiết kiệm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không ít người mắc sai lầm dẫn tới những sự cố đáng tiếc.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcThay vì phun thuốc trừ sâu chứa hóa chất độc hại, bạn có thể áp dụng bí quyết diệt sâu bọ bằng hạt na để bảo đảm an toàn cho cả người sử dụng lẫn môi trường.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcCách kéo dài tuổi thọ máy tính xách tay
-
Mẹo vặt3 ngày trướcVới những mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến những món ăn ngon mà không lo ngại về vấn đề sức khỏe.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcBột giặt và nước xả vải đều có cách sử dụng mang lại hiệu quả giặt sạch và lưu hương thơm lâu. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây tác hại không mong muốn.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNếu bạn còn e ngại mất thời gian cho việc loại bỏ vỏ nho thì đừng bỏ qua meọ bóc vỏ nho chỉ bằng một chiếc tăm dưới đây.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện từ trong ra ngoài giúp nồi lâu hỏng và đảm bảo an toàn sức khỏe, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách làm đúng và nhanh.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcKhông phải ai cũng biết cách sử dụng nước xả vải cho máy giặt đúng, chuẩn. Thậm chí, nhiều người lâu nay sử dụng sai cách mà không biết, dẫn đến hao phí, kém hiệu quả và tổn hại máy giặt.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcXe khó khởi động, nổ máy không 'tròn', máy yếu và tốn xăng,... là những dấu hiệu cho thấy có thể hệ thống bugi trên xe cần phải thay thế ngay.