Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai?

Một số loại thực phẩm được chuyên gia khuyên nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, chẳng hạn như rau sống, cách này nếu áp dụng với thịt gà sống liệu có đúng?

Với rau sống, nhiều chuyên gia khuyên trước tiên nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán nếu có rồi mới rửa trong chậu nước để pha loãng, hòa toan các chất hóa học có thể bám trên rau. Sự tiện lợi cũng khiến các bà nội trợ áp dụng cách này khi làm sạch một số loại thực phẩm khác.

Nhưng nếu thứ cần rửa là con gà sống thì sao? Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai? Đó là băn khoăn của không ít bà nội trợ muốn các thao tác làm bếp của mình được chuẩn nhất, đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai?

Sau khi mua gà đã làm thịt từ chợ về, nhiều người thường rửa trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ những bụi bẩn bám trên thịt gà, cho rằng cách này vệ sinh hơn là rửa trong chậu nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc rửa gà dưới vòi không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm, cách rửa thịt gà sống sai lầm này sẽ khiến vi khuẩn dễ lây lan hơn, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai?-1
Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai? Cách rửa này sẽ khiến vi khuẩn dễ lây lan trong gian bếp. (Ảnh: Tasting Table)

Theo The New York Times , PGS Benjamin Chapman, khoa Nông nghiệp và Khoa học con người của Đại học bang North Carolina (Mỹ), cho biết, việc rửa thịt gà sống dưới vòi nước chẳng những không loại bỏ được nhiều vi khuẩn mà còn có thể làm lây lan vi trùng sang tay, bề mặt chậu rửa, quần áo, đồ dùng hoặc thực phẩm gần đó - một quá trình được gọi là lây nhiễm chéo. Quy trình rửa này thực sự chỉ làm tăng rủi ro cho sức khỏe.

Nếu bạn lo lắng vì thịt gà sống mua ở chợ không đảm bảo vệ sinh, cách xử lý không đủ sạch hoặc bề mặt thịt gà có bụi bám, hãy cho nước vào chậu rửa cố định và thêm chút muối hột để rửa kỹ, tránh nước bắn tung tóe.

Rửa thịt gà sống đúng cách

Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà, cách tốt nhất là ngâm gà trong nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được làm sạch. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn. Khi chế biến thịt gà, bạn nên nấu thật chín chứ không nên ăn tái kẻo rước bệnh vào thân.


Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai?-2
Hãy ngâm thịt gà trong chậu nước muối pha loãng khoảng 20 phút để chất bẩn trong thịt từ từ tiết ra, sau đó rửa lại bằng nước lạnh thật nhiều lần. (Ảnh: The Today Show)

Bên cạnh đó, khâu vệ sinh sau khi chế biến thịt gà sống cũng cần được chú ý. Nếu chặt, thái và rửa thịt gà xong, bạn cần làm sạch các dụng cụ sơ chế như đồ đựng, dao, thớt... và các đồ vật xung quanh bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho sạch sẽ và lau khô.

Tốt nhất nên đeo găng tay khi xử lý thịt sống. Nếu xử lý bằng tay trần, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước chảy trong ít nhất 20 giây sau khi xử lý. Tránh dùng tay dụi trực tiếp vào mắt và mũi khi tiếp xúc với nguyên liệu tươi trong quá trình mua, làm sạch và sơ chế.

Khi bảo quản, cần để thịt gà sống ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh hoặc bọc thịt trong túi nhằm không để giọt nước chứa vi khuẩn bám lên thực phẩm khác.

Sau khi mua thịt gà sống từ cửa hàng về thì nên cất vào tủ lạnh ngay, tránh để thịt quá lâu ở bên ngoài. Mặc dù nhiệt độ tủ lạnh không đủ để tiêu diệt vi khuẩn Campylobacter nhưng có thể kìm hãm đà sinh sôi của chúng.

Để rã đông thịt gà, nên dùng lò vi sóng hoặc rửa dưới vòi nước lạnh, không nên chờ rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng vì có thể khiến vi khuẩn phát triển chóng mặt, gây ngộ độc thực phẩm.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/rua-thit-ga-song-truc-tiep-duoi-voi-nuoc-dung-hay-sai-ar838408.html

mẹo vặt gia đình


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.