"Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ": Câu nói có còn giá trị?

Cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng trong việc lựa chọn thịt lợn, đậu phụ.

"Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ"

Người xưa vẫn thường kỹ lưỡng từ khâu đi chợ, lựa chọn thực phẩm đến việc chế biến thức ăn. Tất cả đều vì mục đích đem đến cho gia đình một bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng nhất. Một trong những nguyên tắc đi chợ của người xưa có thể nhắc đến là: "Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ".

Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ: Câu nói có còn giá trị?-1

Theo quan điểm của những người thuộc thế hệ trước, buổi sáng không nên mua thịt vì người bán sẽ cố gắng bán lại thịt "ế" từ hôm trước vào sáng sớm ngày hôm sau. Những loại thịt cũ thường có hương vị kém ngon, đồng thời có thể bị hư hỏng, dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều.

Còn đậu phụ không nên mua buổi chiều. Vì thời xưa người bán thường làm đậu vào sáng sớm mua lúc này đậu sẽ được tươi. Nếu mua đậu quá muộn sẽ mua phải những miếng đậu bị ôi thiu, có mùi chua.

Như vậy có thể thấy lời khuyên "Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ" của người xưa đúng là mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên hiện nay nó có còn phù hợp với tình hình thực tế hay không? Hãy cùng nghe phân tích của chuyên gia dinh dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

ThS. BS. Nguyễn Thị Mai Nhiên (Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y tế công cộng) cho biết: "Giờ đây quan điểm nên mua thịt lợn buổi chiều, mua đậu phụ buổi sáng không còn đúng nữa. Và nó cũng không còn phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay thịt lợn nên mua vào buổi sáng, vì sẽ dễ chọn được những miếng thịt ngon hơn. Còn đậu phụ có thể mua vào bất cứ thời điểm nào trong ngày".

Vị chuyên gia cho biết, ngày nay thịt lợn thường được mổ trong lò vào ban đêm, để kịp sáng hôm sau mang ra chợ bán. Do đó khác với quan điểm thời xưa là nên mua thịt lợn buổi chiều, giờ đây việc đi chợ sớm sẽ giúp các bà nội trợ lựa chọn được những miếng thịt ngon nhất.

Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ: Câu nói có còn giá trị?-2

Hơn nữa, hiện nay quy trình làm đậu phụ cũng không còn khó khăn như ngày xưa bởi đã được công nghệ và máy móc hỗ trợ. Do đó, đậu phụ không chỉ được làm buổi sáng mà được làm suốt cả ngày, làm đến đâu bán đến đấy. Thế nên không quan trọng mua sáng hay chiều nữa.

Thay vào đó, mọi người nên quan sát để lựa chọn thực phẩm tươi ngon nhất.

- Cách chọn đậu phụ tươi ngon: Đậu phụ không có viền màu ngả vàng mà trắng đều. Có mùi thơm rõ ràng chứ không có mùi chua. Cầm lên nhẹ tay, sờ rất mềm mại.

- Cách chọn thịt lợn: Về màu sắc nên chọn những miếng thịt lợn màu hồng nhạt, lớp bì mềm. Không có mùi tanh hôi, mùi thịt hỏng. Dùng tay ấn vào thịt thấy đàn hồi tốt, không có dịch nhớt chảy ra.

Mỗi tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn, đậu phụ?

1. Thịt lợn

Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ khuyến nghị: Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ: Câu nói có còn giá trị?-3
 

2. Đậu phụ

Không ăn quá nhiều đậu phụ, mỗi lần không được ăn quá 100g đối với người trưởng thành, với người cao tuổi và trẻ nhỏ khuyến cáo không nên ăn hàng ngày. Chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần và hàm lượng mỗi lần cũng không vượt quá 100g.


Theo PNVN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/sang-cho-mua-thit-lon-muon-cho-mua-dau-phu-cau-noi-co-con-gia-tri-20230601152806443.htm

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.