Đừng rửa rau với nước muối nữa, sử dụng nguyên liệu này giúp loại bỏ 90% tạp chất: Chuyên gia khẳng định an toàn

Đừng rửa rau với nước muối nữa, mà hãy thực hiện theo các bước dưới đây để có rau sạch nhất nhé.

Nước muối vốn chỉ có tác dụng sát khuẩn, chứ tính đến thời điểm hiện tại, chưa một dung dịch nào có thể loại trừ dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực phẩm trên rau củ cũng như các thực phẩm khác.

Điều này được PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định: "Có không ít bà nội trợ dùng nước muối để diệt vi khuẩn ở thịt, cá để lâu, hơi có mùi hoặc ngâm rau củ quả khi mua ngoài chợ về. Việc làm này chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn ở một chừng mực nhất định chứ không phải tất cả. Riêng về các hóa chất thuốc trừ sâu, nước muối không có tác dụng gì".

Đừng rửa rau với nước muối nữa, sử dụng nguyên liệu này giúp loại bỏ 90% tạp chất: Chuyên gia khẳng định an toàn-1


Đáng nói hơn là khi các mẹ ngâm rau với nước muối quá lâu, nhất là nước muối đậm đặc thì sẽ làm rau bị nát, mất chất, thậm chí chất bẩn còn thẩm thấu ngược lại nên ăn vào không chỉ vô nghĩa, không bổ sung dưỡng chất mà nguy cơ hại sức khỏe từ chất bẩn rất cao. Vì vậy, từ nay các mẹ rút kinh nghiệm, đừng rửa rau với nước muối nữa, mà hãy thực hiện theo các bước dưới đây để có rau sạch nhất nhé.

Bước 1: Sau khi mua rau về, các mẹ nên rửa dưới vòi nước đang chảy.

Bước 2: Ngâm rau trong nước không pha muối khoảng 10 phút.

Bước 3: Rửa rau thêm một lần nữa, rồi vẩy ráo nước.

Bước 4: Bảo quản rau trong tủ lạnh, đến bữa mang ra rửa lại lần nữa rồi mới chế biến.

Với 4 bước này sẽ loại bỏ hơn 90% các loại chất có hại trong rau, bởi cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh: "Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc loại bỏ chất hóa học, bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm, người làm nội trợ nên ngâm rửa bằng nước sạch nhiều lần là điều quan trọng nhất, tốt nhất nên rửa 4-5 lần, chứ đừng nên lạm dụng nước muối để rửa rau, củ quả".

Nếu muốn loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ, mẹ có thể dùng giấm trắng hoặc hỗn hợp baking soda và chanh nhé. Cách dùng đơn giản lắm. Với giấm trắng mẹ chỉ cần cho 1 thìa canh giấm trắng vào nước ấm rồi ngâm rau củ quả vài phút trước khi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Acia axetic trong giấm có thể giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và diệt 90% vi khuẩn đấy ạ.

Ngoài ra, chị em có thể ngâm rau trong nước vo gạo. Thời gian ngâm chỉ nên từ 7-10 phút, không nên ngâm quá lâu có thể làm mất đi các vitamin có trong rau. Sau khi ngâm rau rửa sạch rau 3 lần với nước sạch. Cách rửa rau đơn giản này ít nhiều có thể giảm bớt độc tố gây hại cho sức khỏe.

Cách nhận biết sơ bộ rau quả có thuốc bảo vệ thực vật

Nhìn hình dáng bề ngoài xem rau, quả còn nguyên vẹn, lành lặn, không trầy đước, không dập nát, có thâm nhiễm ở núm cuống không.

Cảnh giác với quả quá mập, quá phổng phao, "quá đẹp mắt" so với bình thường vốn có; xem màu sắc có đúng như mầu tự nhiên không, có héo, úa không.

Rau quả có màu bất thường như xanh, xanh đen là do nhiễm đạm nitrat (NO3)..; cầm quả thấy nặng tay, chắc ròn, không như loại có hóa chất thì tuy rất tươi, nhưng cầm thấy nhẹ; nhìn xem núm cuống có đọng phấn lạ và ngửi có mùi hắc, hôi hay không.

Với baking soda và chanh, mẹ hãy pha hỗn hợp 1 muỗng nước chanh + 2 muỗng baking soda vào chai xịt. Trước khi rửa rau củ, xịt hỗn hợp này lên để trong vài phút rồi rửa lại bằng nước bình thường nhé.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/dung-rua-rau-voi-nuoc-muoi-nua-su-dung-nguyen-lieu-nay-giup-loai-bo-90-tap-chat-chuyen-gia-khang-dinh-an-toan.html

mẹo vặt gia đình


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.