Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Là công việc đơn giản, thực hiện hàng ngày nhưng vẫn nhiều không biết câu trả lời cho câu hỏi: "Nên thái thịt ngang hay dọc thớ?"

Trong mâm cơm gia đình hàng ngày, thịt là nguồn thực phẩm cung cấp protein cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác không thể thiếu. Thịt cũng có đa dạng các loại như thịt lợn, thịt bò, thịt gà..., có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên có một bước dù đơn giản song rất quan trọng với thịt mà không phải ai cũng biết làm đúng cách, đó là cách thái thịt. Cụ thể là thái thịt theo thớ nào, thớ ngang hay thớ dọc.

Câu trả lời được các đầu bếp hay thợ nấu ăn lâu năm đưa ra đó là: Đa phần các loại thịt, theo đa phần cách chế biến như xào, hấp, hầm, luộc, chiên rán, thì nên thái ngang thớ. Nguyên nhân là bởi khi thái thịt ngang thớ, các sợi cơ và mô của thịt sẽ ngắn lại, từ đó miếng thịt sẽ mềm hơn, người ăn dễ dàng thưởng thức hơn. Trái lại, khi thái thịt theo thớ dọc, các sợi cơ trên miếng thịt vô tình sẽ kéo dài hơn, miếng thịt sẽ bị dai.

Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết-1
Đa phần các loại thịt nên thái ngang thớ nhằm giúp miếng thịt vừa đẹp lại vừa mềm, không bị dai, dễ ăn hơn (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, trong những món ăn như gỏi hay chế biến theo dạng khô (thịt trêu gác bếp, thịt bò khô, gà khô), người dùng lại nên thái dọc thớ bởi đây là những món ăn cần đặc điểm dai. Việc thái dọc cũng giúp miếng thịt giữ được cấu trúc, không bị nát, vụn khi đem sấy khô.

Muốn thái thịt đúng cách, đúng thớ, người dùng cần nắm được cách nhận biết thớ của miếng thịt. Hãy nhìn vào mặt cắt của miếng thịt, nếu thấy những sợi cơ chạy dài thì đó là dọc thớ; còn nếu thấy chúng chạy ra theo chiều ngang của miếng thịt thì đó là ngang thớ.

Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết-2
Cách để thái thịt đúng thớ là nhận biết được thế nào là dọc, thế nào là ngang thớ thịt (Ảnh minh hoạ)

Một số mẹo thái thịt dễ dàng, nhanh chóng

Để thái thịt vừa đúng cách lại dễ dàng và nhanh chóng, mỗi loại thịt lại có những cách thực hiện khác nhau.

Đầu tiên là thịt lợn - loại thịt phổ biến và được đánh giá là các gia đình thường xuyên sử dụng nhất. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi thái thịt hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 - 20 phút. Việc làm này giúp cho phần nước bên trong miếng thịt đông lại, giúp thịt có độ cứng vừa phải, từ đó dễ thái hơn.

Sau khi lấy miếng thịt ra, người dùng xác định mục đích dùng để làm gì. Nếu như chế biến theo cách luộc, xào, nên thái thành miếng mỏng, dài. Nếu dùng để kho, hâm, cần thái theo miếng to hơn, dày hơn. Khi thái thịt, cần chuẩn bị một dụng cụ là dao đã được mài sắc và một bề mặt thớt phẳng phù hợp.

Cuối cùng là thái thịt, người dùng đặt dao thẳng đứng với miếng thịt, thái dứt khoát để bề mắt của thịt được phẳng, đẹp mắt. Dùng tay còn lại giữ chặt miếng thịt để không bị trơn trượt.

Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết-3
Ảnh minh hoạ

Thứ 2 là là thịt bò. Cũng tương tự như thịt lợn, các chuyên gia cũng khuyên nên để thịt bò vào ngăn đá tủ lạnh trước khi thái vài phút để thịt đạt độ cứng nhất định. Nếu thịt bò sử dụng trong việc nướng, xào hay nấu lẩu, nấu phở, hãy thái ngang miếng mỏng tương đối, vừa ăn. Cách làm này giúp thịt bò mềm và có ngoại hình đẹp hơn. Còn nếu kho hay hầm nên thái hình vuông, kích thước vừa phải.

Khi thái thịt bò, đầu dao nên ghì trước vào thân miếng thịt, giữ dao nghiêng, hơi hướng ra bên ngoài để miếng thịt không bị quá dày. Cuối cùng là từ từ hạ dao xuống để thái.

Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết-4
Ảnh minh hoạ

Còn đối với thịt gà, thịt vịt hay thịt các loại gia cầm, thay vì thái đó là cần chặt. Để chặt được thịt gà thì người dùng cần chuẩn bị một chiếc thớt to, chắc chắn. Thớt càng nặng, càng chắc thì việc chặt thịt sẽ được dễ dàng hơn. Một con dao sắc cũng là yếu tố quan trọng không kém.

Người dùng cần xác định được phần khớp của con gà, con vịt và tiến hành chặt dứt khoát. Miếng thịt từ đó sẽ được chặt đẹp mắt, không bị nát, vụn. Trình tự chặt gà, vịt được khuyên là nên xử lý phần đầu, cổ trước, sau đó theo chiều từ đùi tới lưng/bụng. Ở các khớp như cánh, đùi, người dùng thậm chí không cần dùng dao chặt mà có thể dùng tay bẻ nếu đã nhận biết được đúng khớp.

Thái thịt nên thái dọc thớ hay ngang thớ? Việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết-5
Ảnh minh hoạ

Bên cạnh áp dụng các mẹo để việc thái thịt, chặt thịt được nhanh chóng, dễ dàng, người dùng cũng cần tránh một số sai lầm như sau:

- Thái thịt ngay khi còn quá tươi - khiến rất khó để thái mỏng.

- Thái thịt ngay khi vừa luộc chín, khi thịt vẫn còn nóng - dễ khiến thịt bị nát, thớ thịt không đẹp mắt.

- Dùng sai dao khi thái thịt - dùng tuỳ tiện các loại dao như dao gọt hoa quả để thái thịt. Các loại dao này có độ sắc khác biệt, từ đó không thái được miếng thịt đẹp mắt, người dùng mất nhiều thời gian và công sức hơn.

- Không sử dụng riêng biệt dao - thớt dành cho thịt sống và thịt chín.


Theo Đời sống Pháp luật 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thai-thit-nen-thai-doc-tho-hay-ngang-tho-viec-on-gian-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-a416498.html

mẹo vặt gia đình


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.