Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay

Khi mua thịt lợn, ngoài việc xem giá cả, độ béo thì chúng ta cũng cần lưu ý về nguồn gốc của thịt, xem đó là thịt của con lợn khỏe mạnh hay bị bệnh chết.

Với mức sống được nâng cao như hiện nay, thịt từ lâu đã không còn là "thứ xa xỉ" trên bàn ăn của mọi hộ gia đình. Bạn có thể ăn bất cứ khi nào bạn muốn, nhất là thịt lợn vừa ngon vừa rẻ. Nhưng khi mua thịt lợn, ngoài việc xem giá cả, độ béo thì chúng ta cũng cần lưu ý về nguồn gốc của thịt, xem đó là thịt của con lợn khỏe mạnh hay bị bệnh chết.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-1Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-2

Ai cũng nên biết rằng, bất kể gà, vịt hay lợn, trâu bò... con sống luôn có giá trị hơn con chết, bởi vì thịt sống và chết có chất lượng khác nhau. Vì sau khi chết, máu trong cơ thể động vật sẽ tích tụ lại trên thịt hoặc trên da, ai sành ăn sẽ dễ nhận ra sự khác biệt lớn giữa hai loại thịt này. Đây là lý do tại sao cùng một loại thịt lợn có giá chênh lệch nhau rất nhiều, thực chất là chênh lệch giữa thịt tươi và thịt chết. Và những người buôn bán thịt chết sẽ được nhiều lợi hơn. 

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-3

Vì chúng ta bỏ tiền ra mua nên đương nhiên sẽ có quyền chọn những thứ tươi ngon nhất. Và trước tình trạng thịt lợn tươi sống và thịt lợn chết được bày bán tràn lan trên thị trường, làm sao để phân biệt được đâu là "thịt lơn dởm"? Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn 3 mẹo nhỏ, hãy ghi nhớ 3 điểm này và chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn có thể biết được chất lượng thịt.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-4

1. Nhìn vào màu sắc

Màu sắc của thịt lợn tươi và thịt lợn chết thực tế khác nhau, thường thịt tươi có màu đỏ nhạt, nhưng "thịt chết" thì có màu sẫm hoặc có lốm đốm đỏ. Điều này là do khi giết mổ thịt lợn tươi, máu có thể chảy ra hoàn toàn nên thịt sẽ mềm, có màu sắc tươi sáng. Còn thịt lợn chết thì khác, máu không tiết ra được và tích tụ lại trên thịt, có thể có một vài cục hoặc đốm máu nên khiến thịt có màu đỏ sẫm.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-5

Ngoài ra, thịt lợn ốm nhiều cũng sẽ có một số đốm đen sẫm. Loại thịt này thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe nên các bạn khi mua thịt phải lựa chọn cẩn thận.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-6

2. Chạm vào

Thịt lợn tươi khi ấn vào có độ mềm và đàn hồi, nhưng thịt lợn chết thì khác, một số thì mềm và xẹp xuống, một số không nảy lên sau khi ấn vào, thậm chí có một số còn cảm thấy cứng. Ngoài ra, mùi vị của thịt lợn chết cũng không được thơm, thậm chí là có mùi hôi, vì vậy tốt hơn hết bạn không nên mua.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-7Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-8

3. Quan sát kết cấu

Thịt lợn tươi, dù là phần mỡ hay phần nạc đều có kết cấu rõ ràng, phần mỡ có màu trắng sữa trông đặc biệt bóng. Còn thịt chết thì khác, lúc đầu kết cấu không rõ lắm, phần mỡ nhiều, thậm chí hơi vàng và không sáng bóng. Nếu bạn gặp phải thịt như vậy, đừng mua nó.

Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-9Thật khó phân biệt được thịt lợn tươi và thịt lợn chết? Hãy ghi nhớ 3 điểm này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay-10

Theo An Nhiên - Vietnamnet


thịt lợn

mẹo vặt nội trợ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.