Các mẫu smartphone Lumia trong tương lai sẽ không còn được mang thương hiệu Nokia – một thương hiệu trong nhiều năm liền đã gắn với các thiết kế tuyệt đẹp và độ bền siêu hạng.
Các
mẫu smartphone Lumia trong tương lai sẽ không còn được mang thương hiệu
Nokia – một thương hiệu trong nhiều năm liền đã gắn với các thiết kế
tuyệt đẹp và độ bền siêu hạng.
Sau thỏa thuận mua lại bộ phận thiết bị
và dịch vụ của Nokia, Microsoft đã trở thành chủ sở hữu mới của thương
hiệu Lumia, song thương hiệu Nokia và (những phần khác của) công ty
Nokia vẫn sẽ tiếp tục tồn tại độc lập và tập trung vào "các công nghệ
tiên tiến".
Hãy hỏi bất kỳ một người nào về những
cảm xúc mà họ dành cho cái tên Nokia – và chắc chắn câu trả lời sẽ là
những lời khen cùng sự hoài cổ. Với nhiều người, Nokia là chiếc điện
thoại di động đầu tiên mà họ sở hữu, và cho dù đôi khi công ty Phần Lan
có tung ra những sản phẩm kỳ cục như 7600, không thể phủ nhận được rằng
Nokia đã trở thành một thương hiệu được gắn với những chiếc điện thoại
di động có độ bền vô địch, thời lượng pin cực lâu, có khả năng làm tốt
tất cả các tác vụ của mình.
Dù chúng ta sẽ nhớ tới các mẫu điện
thoại phổ thông của Nokia nhiều hơn, không thể phủ nhận rằng có rất ít
thương hiệu điện thoại di động thu hút được thiện cảm của nhiều người
như Nokia. BlackBerry/RIM đã từng sở hữu thiện cảm đó, và rồi đánh mất;
Apple cũng thu hút được sự chú ý của nhiều người – nhưng Quả táo mới chỉ
bước chân vào thị trường điện thoại di động được vài năm. Từ rất lâu
rồi, Nokia đã luôn nắm giữ được trái tim của người hâm mộ điện thoại di
động nói riêng và người dùng thiết bị di động nói chung.
Và "thiện cảm của người hâm mộ" cũng là điều duy nhất mà Microsoft, chủ sở hữu mới của Lumia, không có.
Bạn có nhớ tới chiếc điện thoại di động yểu mệnh Microsoft Kin?
Bạn có nhớ tới chiếc tablet Microsoft Courier?
Và bạn có đã từng dại dột đến mức mua cho mình một chiếc máy nghe nhạc Microsoft Zune?
Hay, trong năm vừa qua, bạn có vừa phí phạm tiền để mua Surface RT – một chiếc tablet có hiệu năng cực kém?
Cứ mỗi lần tung ra được một sản phẩm
"tạm ổn" như Xbox hoặc Xbox 360, Microsoft lại ngay lập tức phạm sai lầm
với những sản phẩm như Kin và Surface RT. Giờ đây, với vai trò một nhà
sản xuất thiết bị di động, Microsoft không thể tiếp tục "truyền thống"
cực kỳ nguy hiểm này nữa: bài học đắt giá nhất mà Samsung và các nhà sản
xuất giá rẻ khác học được là người tiêu dùng sẽ tránh mua các nhãn hiệu
đã từng làm cho họ thất vọng! Đang đứng ở vị trí thứ 3 trên chiến
trường hệ điều hành di động, Microsoft cần phải giữ được tốc độ của
mình: người khổng lồ phần mềm cần phải vững chân ga với các sản phẩm ấn
tượng!
Trong khi Nokia luôn luôn tung ra các
sản phẩm có chất lượng phần cứng tốt (và trong thời gian gần đây còn sở
hữu cả các camera cực kỳ ấn tượng), lịch sử của Microsoft tồi tệ hơn rất
nhiều. Thương hiệu Lumia sẽ giúp Microsoft tạo được ấn tượng tốt trong
thời gian đầu, song câu hỏi là, điều gì sẽ xảy ra khi văn hóa tập đoàn
của Microsoft bắt đầu xâm lấn vào mảng điện thoại di động vừa mua lại
của Nokia?
Thực tế, Nokia đã gặp phải khó khăn
trong một thời gian dài. Từ khi Stephen Elop rời Microsoft để trở thành
CEO của Nokia, tất cả mọi người đã có thể hình dung ra được viễn cảnh
của ngày hôm nay: Microsoft đã tung đòn kết liễu và Nokia gần như sẽ
biến mất hoàn toàn khỏi con mắt của người hâm mộ smartphone. Tuy vậy,
trong khi việc Elop biến Nokia trở thành "xưởng sản xuất Windows Phone"
và buộc chặt Nokia với Microsoft là hoàn toàn không có gì đáng ngạc
nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng đây là một bước đi sai lầm.
Nokia đã dành nhiều năm liền cố gắng lấy
lại vị trí đã mất, và trong khi các dữ liệu gần đây cho thấy Windows
Phone đang có những bước tiến khá mạnh mẽ, các nền tảng khác của Nokia
đang dần trở thành những chiếc phao xịt nổi lềnh phềnh trên mặt nước,
chờ lúc "chìm hẳn".
Trước khi Elop đến và cắt bỏ tất cả các
bộ phận không thuộc về Windows và không thuộc về Symbian của Nokia, công
ty Phần Lan đã từng có một sản phẩm chiến lược, một sản phẩm đã từng
mang lại hi vọng rằng Nokia sẽ sống lại – trước khi Elop đến.
Đó chính là chiếc smartphone N9 – một sản phẩm chết-từ-trong-trứng-nước.
Vào thời điểm N9 ra đời, trải nghiệm
"tuyệt vời" của N9 đã được rất nhiều người khen ngợi. Một vài nguồn tin
Internet thậm chí còn cẩn thận đến mức tổng hợp lại tất cả các thông số
thu được và đem đến một nhận xét cực kỳ bất ngờ: N9 bán chạy hơn cả
Lumia, cho dù sản phẩm này không có mặt tại nhiều thị trường trên thế
giới. Trong khi luận điểm này có thể là đúng hoặc sai, ngay chính sự tồn
tại của luận điểm này cũng đã cho thấy Nokia đã tự làm hại mình.
Là một thiết bị chạy hệ điều hành MeeGo,
N9 có nhân Linux, và do đó gần với Android hơn là Windows Phone. Chúng
ta cũng sẽ không biết được rằng một thiết bị Android do Nokia sản xuất
sẽ có sức mạnh như thế nào – nhưng chắc chắn nhiều người sẽ khẳng định,
một chiếc Nokia Android sẽ là một kẻ hủy diệt: chất lượng phần cứng
tuyệt vời của Nokia cộng với hệ điều hành phổ biến nhất thế giới và các
dịch vụ cùng phần mềm chất lượng cao của Nokia.
Samsung nên cảm thấy may mắn vì Elop đã
đưa Nokia theo hướng Windows Phone. Công ty Phần Lan không còn là tên
tuổi lớn nhất trên mảng điện thoại di động: số lượng cổ phiếu được bán
ra giảm hơn một nửa, và thị phần tại nhiều quốc gia giảm xuống chỉ còn
một con số!
Bây giờ, khi những mảnh cuối cùng còn
sót lại của thương hiệu Nokia – chất lượng phần cứng tuyệt vời – đã rơi
vào tay Microsoft, người ta sẽ chỉ còn thấy thương hiệu Nokia đóng vai
trò "phụ trợ".
"Microsoft sẽ mua lại thương hiệu Asha,
và sẽ nhượng quyền thương hiệu Nokia để sử dụng trên các sản phẩm điện
thoại di động Nokia hiện thời. Nokia sẽ tiếp tục sở hữu và quản lý
thương hiệu Nokia. Điều này cho phép Microsoft mở rộng dịch vụ của mình
tới thị trường rộng lớn hơn trên toàn cầu, trong khi các mẫu điện thoại
Nokia có thể đóng vai trò phụ trợ cho Windows Phone" – trích thông báo
chính thức của Microsoft về thương hiệu mới.
Tội nghiệp Nokia: từ vị thế thống trị tuyệt đối tới vai trò "phụ trợ" chỉ trong vòng nửa thập niên.
Thế giới sẽ buồn hơn vì không còn thương
hiệu Nokia trong thế giới điện thoại di động – nhưng ai cũng có thể
thấy rằng, chính Nokia đã tự giết chết mình khi nhảy lên con tàu mang
tên "chỉ-sử-dụng Windows Phone"
Microsoft đã hoàn tất bước tiến hóa để
trở thành một công ty cung cấp cả dịch vụ và thiết bị phần cứng, nhưng
cùng lúc, người khổng lồ phần mềm đã bỏ đi 5 chữ cái quan trọng
(N-O-K-I-A) từng giúp cho các mẫu Windows Phone trở nên đặc biệt.
Đó cũng là cái giá của một trải nghiệm
"phần mềm tích hợp với phần cứng" dành cho Windows Phone. Hi vọng rằng,
các mẫu Lumia sẽ xứng đáng với cái giá này.
(Theo VnReview)
Phablet – Xu hướng mới của người dùng châu Á
Thứ tư 04/09/2013 06:00
(VTV News)- Từng
bị đánh giá là có thiết kế quá khổ, cồng kềnh và rất khó cầm trong lòng
bàn tay, giờ đây, thiết bị phablet đang trở thành xu hướng tiêu dùng
mới ở khu vực châu Á.
Theo số liệu thống kê mới nhất từ
nhiều công ty nghiên cứu thị trường, dòng thiết bị lai giữa điện thoại
thông minh và máy tính bảng – phablet đang được người dùng tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ưa chuộng.
IDC cho biết, doanh số bán phablet trong
khu vực này hiện đang ngang bằng với số lượng máy tính bảng và máy tính
xách tay cộng lại. Dự đoán, trong thời gian tới, mức độ phổ biến của
sản phẩm này sẽ tiếp tục gia tăng.
- See more at: https://vtv.vn/san-pham/phablet-xu-huong-moi-cua-nguoi-dung-chau-a/79540.vtv#sthash.V2x1AHMg.dpuf
Phablet – Xu hướng mới của người dùng châu Á
Thứ tư 04/09/2013 06:00
(VTV News)- Từng
bị đánh giá là có thiết kế quá khổ, cồng kềnh và rất khó cầm trong lòng
bàn tay, giờ đây, thiết bị phablet đang trở thành xu hướng tiêu dùng
mới ở khu vực châu Á.
Theo số liệu thống kê mới nhất từ
nhiều công ty nghiên cứu thị trường, dòng thiết bị lai giữa điện thoại
thông minh và máy tính bảng – phablet đang được người dùng tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ưa chuộng.
IDC cho biết, doanh số bán phablet trong
khu vực này hiện đang ngang bằng với số lượng máy tính bảng và máy tính
xách tay cộng lại. Dự đoán, trong thời gian tới, mức độ phổ biến của
sản phẩm này sẽ tiếp tục gia tăng.
- See more at: https://vtv.vn/san-pham/phablet-xu-huong-moi-cua-nguoi-dung-chau-a/79540.vtv#sthash.V2x1AHMg.dpuf
Phablet – Xu hướng mới của người dùng châu Á
Thứ tư 04/09/2013 06:00
(VTV News)- Từng
bị đánh giá là có thiết kế quá khổ, cồng kềnh và rất khó cầm trong lòng
bàn tay, giờ đây, thiết bị phablet đang trở thành xu hướng tiêu dùng
mới ở khu vực châu Á.
Theo số liệu thống kê mới nhất từ
nhiều công ty nghiên cứu thị trường, dòng thiết bị lai giữa điện thoại
thông minh và máy tính bảng – phablet đang được người dùng tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ưa chuộng.
IDC cho biết, doanh số bán phablet trong
khu vực này hiện đang ngang bằng với số lượng máy tính bảng và máy tính
xách tay cộng lại. Dự đoán, trong thời gian tới, mức độ phổ biến của
sản phẩm này sẽ tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, số liệu từ IDC cho biết, trong 3
tháng qua, đã có 25,2 triệu chiếc phablet đã được tiêu thụ tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản). Trong cùng thời gian trên, chỉ
có 12,6 triệu máy tính bảng cỡ lớn (lớn hơn 7 inch) và 12,7 triệu máy
tính xách tay được bán ra.
Được biết, Samsung là công ty tạo ra
loại thiết bị này với sản phẩm mang tên Galaxy Note. Tuy nhiên, trong 3
năm qua, nhiều nhà sản xuất thiết bị Android hàng đầu thế giới đã cho ra
đời nhiều thiết bị phablet hơn, điều này đã khiến cho thị trường
phablet trở nên cạnh tranh hơn.
“Xu hướng sử dụng phablet được bắt đầu
từ các thị trường phát triển như Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore… và
nhu cầu sản phẩm tablet tại các thị trường này tiếp tục tăng”, ông
Melissa Châu, Giám đốc nghiên cứu cấp cao nhóm thiết bị khách hàng châu Á
- Thái Bình Dương của IDC nhận định.
Trong thời gian tới, theo nhận định của
các chuyên gia tại IDC, thiết bị phablet tiếp tục được đón nhận tại các
thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ bởi sự gia nhập của các nhà
sản xuất địa phương đã cho ra đời những sản phẩm với mức giá thấp hơn.
Dự đoán, mức giá trung bình của 1 chiếc phablet sẽ trong khoảng 220 USD,
thấp hơn rất nhiều so với mức giá 550 USD của chiếc Galaxy Note.
Điều đáng nói ở đây, theo các chuyên gia
phân tích thị trường không phải là việc số lượng phablet bán ra vượt
máy tính xách tay hay máy tính bảng, đó chính là tốc độ phát triển của
phablet trong 1 năm qua. Trong quý III/2012, chỉ có khoảng 3 triệu chiếc
phablet được bán ra. 1 năm sau đó, thiết bị này đã có mức tăng trưởng
620%.
Hiện Samsung vẫn dẫn đầu thị trường
phablet, tuy nhiên, trong ba năm qua, thị phần của công ty đã giảm tỷ lệ
90% xuống 50%. Các chuyên gia phân tích thị trường dự báo, Samsung sẽ
sớm lấy lại được thị phần đã mất khi chính thức ra mắt phiên bản Galaxy
Note III vào ngày 4/9/2013.
Để giải thích tại sao phablet đã nhanh
chóng trở thành trào lưu tiêu dùng mới tại khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, giới quan sát thị trường cho rằng, người dùng tìm thấy ở phablet 1
thiết bị có thể trao đổi thông tin, thời gian dùng pin vừa đủ, hình ảnh
chụp từ thiết bị đẹp hơn so với chụp ảnh bằng điện thoại thông minh
nhưng không quá cồng kênh như chiếc máy tính bảng và nhỏ gọn hơn chiếc
máy tính xách tay hay ultrabook.
- See more at: https://vtv.vn/san-pham/phablet-xu-huong-moi-cua-nguoi-dung-chau-a/79540.vtv#sthash.V2x1AHMg.dpuf