- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ sưu tập đặc biệt: Tiền 'đắp nền', tiền xé ra để giao dịch
Tiền "đắp nền" - dùng con dấu đóng lên tiền trong lưu thông; xé tờ tiền có mệnh giá lớn dùng như tiền lẻ để giao dịch - những đồng tiền rất hiếm xuất hiện tại Nam bộ giai đoạn sau năm 1945.
Hơn 200 tờ tiền trong bộ sưu tập của anh Huỳnh Minh Hiệp, chủ quán Cà phê Lúa Sài Gòn (quận Phú Nhuận, TP.HCM) mang trong mình câu chuyện lịch sử không nhiều người biết.
Theo chủ nhân bộ sưu tập, sau khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, tới ngày 23/9/1945, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta lần nữa. Sự cách trở địa lý, việc liên thông đi lại ba miền hạn chế nên sử dụng tiền tệ bị động.
Hệ thống tài chính ở Việt Nam tồn tại song song ba loại tiền tệ. Khoảng thời gian này, khu vực phía Bắc bắt đầu sử dụng giấy bạc tài chính và tiền xu; miền Trung có tín phiếu; miền Nam vẫn xài giấy bạc Đông Dương do Ngân hàng Đông Dương (trụ sở Paris, Pháp) phát hành từ trước đó.
Giấy bạc "đắp nền" lưu thông tại các tỉnh Nam bộ. (Ảnh: Trần Chung)
Theo nhà sưu tập, những giấy bạc đóng dấu này chỉ lưu hành trong khoảng 4 năm nên đến nay còn rất ít. (Ảnh: Trần Chung)
Giai đoạn năm 1945-1948, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ quyết định không sử dụng tiền Pháp trong lưu thông tiền tệ. Bối cảnh lúc này, vùng Nam bộ cũng chưa đủ điều kiện in tiền, Ủy ban Kháng chiến Hành chính quyết định dùng con dấu đóng lên tiền trong lưu thông, để người dân biết các cơ sở cách mạng đã có mặt ở phía Nam.
Đây được hiểu như giai đoạn quá độ, dùng tạm đồng bạc Đông Dương của Pháp nhưng đóng đè con dấu của vùng cách mạng quản lý để sử dụng. Những tờ tiền này được xem như sáng kiến “Việt Nam hoá” giấy bạc Đông Dương, đồng thời, giải quyết tình thế khó khăn tài chính khi chưa in được tiền thời điểm đó, theo anh Hiệp.
Các tờ tiền trên được người dân Nam bộ gọi là tiền “đắp nền”. Tiền "đắp nền", ngoài việc đóng dấu Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ của tỉnh như: Biên Hòa, Long Xuyên, Châu Ðốc, Bến Tre, Sa Ðéc (địa giới hành chính thời điểm đó),... còn đóng các khẩu hiệu tuyên truyền cách mạng như "Ủng hộ Chánh phủ Hồ Chí Minh", "Hồ Chí Minh muôn năm", "Ðả đảo Bảo Ðại",...
Một tờ tiền xé 4 mảnh để tiện giao dịch mua bán. (Ảnh: Trần Chung)
Một tờ tiền có đóng đè khẩu hiệu cổ động. (Ảnh: Trần Chung)
Chủ nhân bộ sưu tập cho biết, giấy bạc “đắp nền” ở tỉnh này, khi qua tỉnh khác cần đóng dấu mộc của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tại địa phương đó mới được sử dụng.
Ví dụ, người dân cầm tiền đi từ Long Xuyên sang Châu Đốc, muốn sử dụng tiền ở Châu Đốc thì cần đóng dấu của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ tại Châu Đốc. Như vậy, hơn 20 tỉnh có con dấu riêng của Ủy ban Kháng chiến Hành chính nơi đó. Ngoài ra, tùy tình hình thực dân Pháp chiếm đóng khu vực, tiền còn được đóng dấu phân chia thêm thành ba cấp hành chính là tỉnh, quận và làng.
Một điểm đặc biệt khác, do giai đoạn lịch sử này hiếm tiền, khi trao đổi mua bán mà không có tiền thối lui (trả lại), người Nam bộ xé tiền làm đôi, làm tư để thực hiện giao dịch. Đơn cử, tiền mệnh giá 100 đồng xé đôi còn 50 đồng; 20 đồng xé đôi còn 10 đồng; 5 đồng còn 2 đồng rưỡi... Những mẩu tiền xé đóng dấu mộc vẫn sử dụng như tiền tệ bình thường.
Sau khi giấy bạc Cụ Hồ xuất hiện tại Nam bộ thì tiền “đắp nền” bị đốt tiêu hủy. Do chỉ xuất hiện trong lưu thông tiền tệ khu vực phía Nam khoảng 4 năm (1948-1952) nên rất khó tìm được những tờ tiền này. Tuy nhiên, bộ sưu tập hơn 200 tờ tiền giấy “đắp nền” của anh Hiệp có đủ của hầu hết các tỉnh Nam bộ theo địa giới hành chính thời điểm đó.
Hàng chục năm qua, anh Huỳnh Minh Hiệp vẫn đi tìm con dấu của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ. (Ảnh: Trần Chung)
Là người công tác trong lĩnh vực UNESCO, nghiên cứu bảo tồn cổ vật, anh Hiệp đánh giá, bộ sưu tập mang tính sống động của lịch sử, cảm nhận được tinh thần kháng chiến qua những dòng chữ cổ động in trên tiền. Bộ tiền “đắp nền” từng được giới thiệu với Ngân hàng Nhà nước (năm 2006); tham gia triển lãm 1.000 năm Thăng Long (năm 2010).
Một sự trùng hợp, cụ nội của anh Huỳnh Minh Hiệp cũng từng là cố vấn trong Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ xưa. Do đó, anh đang cố lưu giữ lịch sử qua bộ sưu tập tiền trên và không chấp nhận bán nhượng bằng bất cứ giá nào.
“Tôi mong muốn tìm thêm con dấu của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ. Hàng chục năm nay, con dấu vẫn chưa thể tìm thấy. Đó như một phần lịch sử gia đình gắn với hình ảnh cụ tôi”, anh nói.
Theo VietNamNet
-
Mua sắm10 giờ trướcNgay từ ngày mùng 4 Tết, hầu như tất cả chợ truyền thống và siêu thị tại Hà Nội đã mở cửa trở lại, phục vụ người dân sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023.
-
Mua sắm14 giờ trướcBộ bàn ghế này được hàng chục người thợ làm trong nửa năm mới hoàn thiện, giá bán lên đến 4 tỷ đồng.
-
Mua sắm15 giờ trướcGiá vàng trong nước tăng mạnh lên 68,5 triệu đồng/lượng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Mua sắm17 giờ trướcLoại đá này chỉ cần vào nơi tối là tự phát ra ánh sáng xanh nhẹ. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa phong thuỷ nên được nhiều người ưa chuộng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTrong ngày 26/1 (tức mùng 5 Tết Quý Mão), trên địa bàn TP.HCM có 4 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để giải thể; 8 cửa hàng xăng dầu hết hàng, tạm ngưng nghỉ Tết.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá xăng trong nước ngày 1/2 dự kiến tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính chi quỹ bình ổn, giá sẽ tăng ít hơn.
-
Mua sắm2 ngày trướcSở Công Thương TPHCM cho biết, hôm nay (25/1) lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra những cây xăng đóng cửa vì lý do “nghỉ Tết”.
-
Mua sắm2 ngày trướcVào ngày vía Thần Tài mỗi năm, hàng chục vạn người trên khắp cả nước lại xếp hàng từ sáng sớm đến đêm muộn để mua vàng cầu may mắn, tài lộc. Vậy vía Thần Tài 2023 là ngày nào?
-
Mua sắm3 ngày trướcCác chợ truyền thống, siêu thị lớn đã dần mở cửa khai xuân Tết Quý Mão, tuy nhiên, ngoài rau xanh tăng giá, các mặt hàng khác vẫn ổn định.
-
Mua sắm3 ngày trướcGiá vàng hôm nay, 24-1, biến động rất mạnh khi thị trường chứng khoán quốc tế xanh sàn, đồng USD giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác
-
Mua sắm4 ngày trướcSo với hai năm trước, đơn giá quảng cáo trong chương trình Gặp nhau cuối năm 2023 giảm nhẹ, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với đơn giá năm 2020.
-
Mua sắm4 ngày trướcTheo khảo sát chung của chúng tôi trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, nhiều hàng rau củ quả đã bán trở lại. Hiện, giá các loại rau củ quả đang ở mức bình ổn, không đắt.
-
Mua sắm4 ngày trướcGiá phòng cho thú cưng dao động từ 100.000 - 350.000 đồng/ngày tùy theo loại phòng và cân nặng của chó mèo.
-
Mua sắm4 ngày trướcThị trường vàng trong năm mới Quý Mão được dự báo sẽ sôi động hơn, tươi sáng hơn khi Trung Quốc mở cửa sau 3 năm chống Covid và Mỹ có thể sẽ sớm đảo chiều chính sách tiền tệ, hạ lãi suất và qua đó khiến đồng USD giảm.