- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gia đình 3 thế hệ làm bánh dày: Nửa đêm rầm rập giã, ngày hết 300kg gạo nếp
Mỗi ngày, vợ chồng anh Sơn (Văn Lâm, Hưng Yên) cùng 5 người thợ tất bật giã bánh dày từ 1 giờ chiều đến 12 giờ đêm, làm ra hàng nghìn cặp bánh dày chay và hàng trăm chiếc bánh dày đỗ dải khắp Hà Nội.
Làng Ngọc, xã Lạc Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) xưa kia nổi tiếng với nghề làm bàn máy khâu, ngày nay, nhiều hộ dân trong làng "ăn nên làm ra" với nghề làm bàn bi-a, loa thùng, nấu rượu..., nhà cao tầng mọc lên san sát.
Cũng tại đây, còn 3 hộ gia đình lưu giữ nghề làm ra những chiếc bánh tròn trịa "tượng trưng cho trời", mỗi ngày cung cấp cho thị trường Hà Nội hàng nghìn cặp bánh.
Đến cổng chợ Đậu của làng Ngọc, người dân chỉ đường cho tôi tới nhà anh Lê Văn Sơn, một trong 3 gia đình làm bánh dày lâu đời nhất ở đây.
Tầng 1 của căn nhà 3 tầng xếp gần chục tấn gạo nếp và đỗ xanh, đi sâu bên trong là khu xưởng đặt 3 chiếc máy giã bánh, cùng chiếc nồi hơi đồ xôi "khổng lồ" và các thùng gạo nếp đã được ngâm sẵn chuẩn bị cho mẻ bánh mới.
Anh Sơn (áo trắng) thừa kế nghề từ bà ngoại và mẹ. Cách đây hơn 50 năm, bà Thang (bà ngoại anh Sơn) được biết đến là một trong những người đầu tiên trong làng làm bánh dày giã tay, sau đó, bà Thênh (mẹ anh Sơn) tiếp nối.
"Ngày xưa, giò chả là món ăn chỉ nhà giàu mới có, nên 100% nhà tôi làm bánh dày nhân đỗ xanh, chủ yếu bán cho hành khách trên chuyến tàu đi Cẩm Giàng (Hải Dương) - Hà Nội. Mãi đến năm 1990, bố mẹ tôi mới bắt đầu làm bánh dày chay".
Nhớ lại quãng thời gian hơn 20 năm về trước, anh Sơn vừa nói vừa "khoe" đôi bàn tay chai sạn vì giã bánh: "Cái thời còn giã tay, mỗi ngày nhà tôi chỉ làm được tối đa 7 ca gạo (khoảng 10kg), chỉ ước có con robot giã thay mình thôi vì quá vất vả, 2 bàn tay giờ vẫn chai cứng".
Năm 2001, anh Sơn dốc hết tiền mua chiếc máy giã bánh gần 10 triệu đồng, nhưng phải để góc nhà 3 tháng vì điện ở làng yếu, máy không chạy được: "10 triệu ngày ấy to lắm, tôi phải nhờ thợ cơ khí loay hoay sửa mãi mới dùng được".
Máy giã đập mạnh và đều hơn nên thời gian giã rút ngắn từ 1 tiếng còn 35 phút, bánh cũng mịn và dẻo hơn.
"Có thể các món ăn khác làm truyền thống, thủ công sẽ ngon hơn, nhưng với bánh dày thì ngược lại, giã bằng máy ngon và tiết kiệm thời gian gấp nhiều lần", anh Sơn cho biết.
Mỗi ngày, anh Sơn và những người thợ bắt đầu nổi lửa thổi xôi từ 1 giờ chiều, làm liên tục đến 12 giờ đêm. Những ngày lượng hàng đặt tăng, 2 vợ chồng anh phải làm thâu đêm mới kịp.
Bánh dày làm từ gạo nếp và đỗ xanh nên chỉ bán được trong ngày, vì vậy, bánh sẽ được làm vào chiều và đêm để sáng sớm giao cho tiểu thương đi bán lẻ. Theo thứ tự, bánh dày chay làm trước, bánh dày nhân đỗ làm sau cùng.
Bánh dày giản dị, dân dã nhưng để làm ra nó thì lại rất cầu kỳ. Để có mẻ bánh mịn, dẻo, đầu tiên phải chọn được gạo nếp ngon, không bị lẫn hạt gạo tẻ, rồi đem ngâm trong nước khoảng 6 tiếng.
Một ngày anh Sơn ngâm từ 200 - 300kg gạo nếp, có thời điểm lên đến 500kg/ngày
Trung bình, một ngày anh Sơn ngâm từ 200 - 300kg gạo nếp, có thời điểm lên đến 500kg/ngày. Những ngày có nhiều đám cưới đặt bánh, anh phải huy động thêm nhân công và làm thâu đêm mới đủ đáp ứng nhu cầu. Ngày rằm, mùng 1 thì làm nhiều hơn, còn thứ 7, chủ nhật lại giảm bởi các trường học, công sở được nghỉ.
Đãi gạo qua nước sạch, sau đó cho vào nồi hơi "khổng lồ" đồ chín. Một nồi đồ được tối đa 30kg gạo, rồi chia xôi làm 3 phần cho 3 máy giã. Để xôi không dính vào tấm bạt, người thợ phải bôi qua một lớp mỡ lợn.
Xôi được giã khi còn nóng, mỗi thợ đảm nhiệm 1 máy, liên tục lật, dở, xoay để xôi được giã đều, đến khi nhuyễn mịn thì đổ ra để nặn.
Nặn bánh dày
Chị Hiên (vợ anh Sơn) quen gọi công đoạn nặn bánh là "bắt" bột. Đôi tay chị khéo léo, kéo bột dài ra rồi "bắt" thành từng viên có kích cỡ như quả trứng gà. Bánh được dải đều trên mặt bàn inox, khi bột còn nóng và mịn sẽ tự chảy ra thành những chiếc bánh tròn trịa.
Trước khi gói bánh vào lá dong, người thợ xoa một lớp mỡ lên 2 chiếc bánh rồi kẹp vào nhau.
"11 - 12 giờ đêm mới làm xong, 1h sáng lại bắt đầu đóng hàng cho khách. Tôi chỉ tranh thủ ngủ được một lúc buổi sáng thôi", anh Sơn tâm sự.
Bánh dày đỗ có loại tròn, loại dài. Tùy vào nhu cầu của khách hàng, bánh dày chay có giá 3.000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng/1 cặp.
Từ 3 - 4 giờ đêm, người dân trong làng rầm rộ mang hàng hóa ra bán buôn ở cổng chợ Đậu để tiểu thương kịp mang ra Hà Nội bán vào buổi sáng: "Nào là bánh chưng, bánh gai, cơm nắm, bánh giò,… có hôm còn tắc đường", anh Sơn cho biết.
Chỉ 1 cặp bánh dày chay kẹp giò lụa hoặc chả là có ngay bữa sáng ấm bụng. Khi ăn sẽ cảm nhận hương nếp trong từng miếng bánh, cái dẻo của nếp quyện với vị giò gói trong lá chuối, cùng với vị mặn của giò sẽ làm cho miếng bánh thêm đậm đà, ngon miệng.
Theo Dân trí
-
Mua sắm1 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm1 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm13 giờ trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm16 giờ trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm18 giờ trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm20 giờ trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm22 giờ trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/11/2024 trên thị trường quốc tế hồi phục và tăng mạnh sau khi chịu áp lực chốt lời và một đồng USD mạnh. Vàng miếng SJC tăng thêm 2,7 triệu đồng sau 3 ngày, trong khi nhẫn trơn tăng hơn 3 triệu.
-
Mua sắm1 ngày trướcMỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.
-
Mua sắm1 ngày trước“Có những ngày cứ 5 phút tôi lại vào xem giá vàng một lần xem giảm hay tăng. Từ lúc mua đến giờ, mỗi lượng vàng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 7 triệu đồng nhưng vẫn không biết nên tiếp tục gồng lỗ hay mang bán để cắt lỗ cho nhẹ đầu”.
-
Mua sắm1 ngày trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm1 ngày trướcCổ phiếu châu Á thận trọng khi các nhà đầu tư hướng đến kết quả thu nhập từ Nvidia - công ty được ưa chuộng trong lĩnh vực AI. Đồng USD giảm bớt trong khi giá vàng trở lại đà tăng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/11) được dự báo tiếp tục giảm nhẹ theo xu hướng của giá thế giới.