- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ Việt ở Đức chia sẻ 11 cách chi tiêu giúp gia đình "1 lương 2 nhóc" vẫn thoải mái kinh tế
Sống ở thành phố có chi phí đắt đỏ, chị My Nga có riêng cho mình những cách chi tiêu thông minh cho gia đình để kiểm soát tài chính.
Chị My Nga (hiện đang sống tại Đức) cho biết cũng có nhiều người thường hỏi rằng: "Chị ơi, làm thế nào với một lương, hai nhóc mà chị vẫn không bị hổng tài khoản thế bày cho em với, em tiêu hoang quá? Bản thân gia đình mình không phải đại gia, chỉ là gia đình bình thường đang sống ở Đức nhưng với cách chi tiêu hợp lý thì mình vẫn có cuộc sống thoải, ít phải lo nghĩ".
Mẹo chi tiêu của chị My Nga là sử dụng công thức đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được:
Chị My Nga hiện đang sống ở Đức cùng với chồng và hai con.
1. Ghi chép chi tiêu theo ngày, tiền tiêu luôn phải nhỏ hơn thu nhập
Khi mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm chị My Nga khuyên mọi người nên chia hai cột. Khoản vào bao nhiêu, khoản ra tất tần tật là bao nhiêu để cân đối.
Việc ghi chép chi tiêu để quản lý dòng tiền rất quan trọng. Nếu có thể, chị Nga khuyên nên ghi chép và cân đối theo từng ngày để đảm bảo tiền tiêu luôn ít hơn thu nhập.
Đừng quên các khoản chỉ phải trả 1-2 lần trong năm như bảo hiểm hay tiền mua dầu lò sưởi (như nhà chị ở nước ngoài cần chi).
Ví dụ:
Khoản mua dầu lò sưởi chỉ đặt mua một lần trong năm nhưng với một thùng dầu gần 4.000 lít, tùy theo mức giá thị trường tại thời điểm mua, cũng sẽ phải trả từ 1500 - 2800€/năm (35 - 76 triệu đồng).
2. Số tiền tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào các khoản chi khác
"Có nhiều người hỏi mình tiết kiệm được khoảng bao nhiêu phần trăm thu nhập là hợp lý. Đây là một câu hỏi trừu tượng và không có giải đáp chính xác".
Theo chị Nga, tiết kiệm được bao nhiêu còn phụ thuộc vào thu nhập cao hay thấp, có nhà riêng hay đi thuê, có xe hơi hay không, một xe hay nhiều xe và tiền thuế hay bảo hiểm lại phụ thuộc vào giá trị xe, phân khối xe và cả nơi ta sinh sống.
Khoản tiết kiệm cũng phụ thuộc vào ta tự làm được những gì, cắt tóc, may vá sửa sang đồ, sửa chữa xe cộ, đi ăn thường xuyên hay tự nấu, thích ăn đồ châu Á hay chịu khó ăn kiểu Tây, thích mua đồ hàng hiệu hay quần áo rẻ tiền và secondhand.
3. Không mua xe sang, đồ đạc trong nhà cũng thế
Người Đức rất hiếm có khái niệm mua xe đẹp chỉ để làm cao. Như gia đình chị Nga từ bố mẹ chồng đến các con đều chỉ mua xe Đức. Một phần vì chất lượng tốt ít khi phải sửa chữa, khi thay phụ tùng cũng dễ kiếm và giá cả mềm hơn phụ tùng xe nhập, một phần đó cũng là cách ủng hộ kinh tế Đức phát triển.
Khi phải mua đồ đạc máy móc trong nhà, chị Nga thường tìm các đánh giá và kiểm tra chất lượng test của nhiều trang website khác nhau, sau đó chọn mặt hàng mình thích rồi so sánh giá cả.
Nếu món đồ chị Nga thích đắt quá mà chưa cần ngay lập tức thì chị sẽ chờ thêm một thời gian. Các loại máy móc thường giảm giá đến một nửa khi các serie mới ra đời.
4. Tự xây nhà ở
Lúc từ Đông Đức trở về sinh Dani (con của chị My Nga) thì cuộc sống của gia đình rất khó khăn khi vướng vào nợ nần. Nhiều khi nghe người ta lên đòi nợ đay nghiến mà lòng đau như cắt. "Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ để mình và gia đình rơi vào cảnh này", chị Nga chia sẻ.
Chính vì thế khi xây nhà gia đình chỉ xây với đúng tài chính như mình có. Mọi thứ đều từ chồng cùng bố chồng làm lấy hết nên chỉ mất tiền vật liệu. Cứ như vậy sau 3 năm mới xong và hai vợ chồng dọn về nhà mới.
Ngôi nhà do chồng và bố chồng xây, chỉ mất tiền nguyên vật liệu. Sau 3 năm là hoàn thành.
5. Tiết kiệm điện nước
Giá điện nước ở Đức rất đắt nên hầu như gia đình nào không chỉ nhà chị Nga cũng tiết kiệm triệt để. Lò sưởi được đặt theo giờ, đêm tắt chỉ còn hệ thống nước nóng hoạt động, nhiệt độ phù hợp, không cần cao quá, phòng ngủ thường không cần ấm bằng buồng tắm và phòng khách.
Đèn cũng chỉ bật khi cần thiết, đi ra khỏi phòng là tắt. Máy giặt chỉ giặt khi đầy và phân chia theo loại, đồ giặt 30-40 độ chắc chắn tốn ít điện nước hơn đồ phải giặt 60-90 độ.
Hàng năm chị Nga so sánh giá cả bảo hiểm xe cộ và giá điện của nhiều hãng khác nhau. Nếu chịu khó so sánh và sẵn sàng đổi hãng thường xuyên có thể tiết kiệm thêm một khoản nữa.
Tiền nước ở Đức đã đắt nhưng tiền nước thải còn đắt hơn nhiều. Vì thế mà cả nhà chị Nga thường tắm vòi hoa sen hơn là bồn tắm nằm. Sau khi làm ướt người nên tắt vòi, sát xà phòng rửa ráy, gội đầu rồi mới vặn nước tráng sạch chứ không để chảy mãi sẽ đỡ tốn nước đáng kể.
"Tiết kiệm điện nước không chỉ có nghĩa tiết kiệm tiền cho mình mà còn có lợi cho việc bảo vệ môi trường nữa, một công đôi việc".
6. Tự nấu ăn
Nếu tự nấu ăn và chịu khó ăn đồ Tây thì chi phí cho thực phẩm tương đối rẻ. Ở Đức có rất nhiều món đơn giản như cháo sữa quế, trứng tráng với khoai luộc, spinat và salat, quark, bánh bột rán ăn với mứt táo nghiền hoặc nutella, spaghetti, pudding, các loại súp, thịt hầm, thịt viên sốt kem, cá, thịt , mì khoai bỏ lò...
Nếu không biết nấu món gì chỉ việc hỏi google rất tiện chứ không như ngày trước khi internet chưa phổ biến lắm.
7. Tự cắt tóc
Mỗi tháng nhà chị Nga cũng đỡ được ít nhất 50€ (1,4 triệu đồng) do tự cắt tóc lấy. Mua một cái máy tốt và xem các video hướng dẫn là có thể cắt được.
"Mới đầu cắt còn chưa đẹp rồi sau sẽ đẹp, chả có gì dễ dàng ngay từ đầu. Tóc tai bản thân tự làm còn tiết kiệm được nhiều hơn nữa, nhuộm một tháng một lần cũng 50€ (1,4 triệu đồng), cắt mái hay cắt đuôi tóc chẻ cũng vài chục, làm xoăn thì phải 150€ (4 triệu đồng). Đại khái biết làm gì thì tiết kiệm được khoản đó", chị Nga chia sẻ.
8. Mua quần áo ở cửa hàng secondhand
Nhiều khi các cửa hàng secondhand bán đồ trẻ con còn mới tinh mà giá chỉ bằng một phần mấy giá cũ. Theo chị Nga, mua kiểu này rất có lợi vì trẻ con nhanh lớn mà đồ bên này giá đắt, nhất là giày dép. Giầy dép da bé xíu mà giá cũng năm bảy chục tới trăm euro, đang tuổi lớn thì chỉ nửa năm một năm đã chật.
Quần áo cho chồng thì không chọn đồ rẻ tiền mà chờ sale. Chị Nga thích cho chồng mặc kiểu sơ mi cổ đứng nhỏ, áo poloshirt của Ralph Lauren, quần leinen, jeans ống đứng không rộng cũng không chật quá. Có thêm chất chun càng thoải mái.
Áo váy bản thân của chị thì chọn các hãng của Đức như Heine, Madeleine. Chị ít mua hàng hiệu quốc tế. Giày dép thích mua hàng da thật, đơn giản vì nó bền và cảm giác dễ chịu. Các loại giày dép của Maripe, Pollini, Baldinini thường được chị chọn vì đi rất êm.
9. Thích mua đấu giá trên eBay
Chị Nga cũng thích mua đấu giá trên eBay. Mua kiểu này thú vị và nhiều khi may mắn mua được món đồ xinh và thường rẻ hơn trong cửa hàng hay katalog nữa.
Nhưng mua bán kiểu này cần thời gian, sự kiên nhẫn và cả may mắn cũng như kinh nghiệm nữa.
10. Dạy con cách quản lý tiền ngay từ nhỏ
Trước bé ở nhà hay được chị My Nga giao đi chợ mua bán sớm. Chị Nga thường đưa một khoản tiền và bé sẽ tự phải xem với số tiền đó hôm nay có thể mua gì.
Ngoài rau phải mua còn phải có một món mặn, cá tôm, nhộng, đậu phụ, lạc, trứng, sườn,... Bằng cách này chị Nga dạy con học cách chi tiêu và cân đối chi tiêu ngay từ sớm.
Gia đình vẫn dạy con nếu có một đồng thì chỉ tiêu 99 xu, một xu phải để phòng lúc khó khăn.
11. Quan trọng nhất vẫn là: Chất lượng cuộc sống của riêng mình
"Chúng ta nên sống trong khả năng, đừng so bì với người khác, vì giàu sẽ có người giàu hơn, giỏi sẽ có người giỏi hơn nhưng quanh ta vẫn còn nhiều người khổ hơn nữa.
Hãy nghĩ rằng, người ta giàu hơn nhưng họ không cho ta cái gì, ta nghèo hơn cũng chả xin ai cái gì nên cứ vui sống và đừng nghĩ đến tiết kiệm nhiều quá.
Hãy tìm niềm vui cho mình và hài lòng với những gì ta có. Cuộc sống đơn giản vậy thôi", chị My Nga chia sẻ.
Bài viết được ghi lại theo lời chia sẻ của nhân vật - Ảnh: NVCC
Theo Nhịp Sống Việt
-
Mua sắm5 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm8 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm11 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm12 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm16 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm16 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm19 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm19 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.