- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Năm chỉ có một lần, dân giàu đổ về sông Cầu săn đặc sản trời cho
Nhiều người tranh nhau đặt mua cua da bởi đặc sản này mỗi năm chỉ có một lần.
Không chỉ nổi tiếng với vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế,... Bắc Giang còn khiến nhiều người phương nhớ tới về bởi hương vị đậm đà khó quên, béo ngậy của loài cua da trứ danh gắn bó với bao ngư dân vùng ven sông Cầu.
Hàng năm, vào độ tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch, khi gió heo may về, dân thuyền chài lại lênh đênh trên dòng sông Cầu (Bắc Giang) săn bắt cua da. Không như các loài cua khác thường có quanh năm, cua da chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng, sau đó thì lặn mất tăm không tài nào bắt được.
Năm nay nhuận tháng 4, không khí lạnh cũng tràn về khá sớm nên tháng 8 Âm lịch người dân vùng chài lưới đã bắt được cua da. Chính vì thế, dân sành ăn vội vàng lặn lội về tận nơi để thưởng thức bằng được thứ đặc sản trời cho này.
Sông Cầu có đặc sản cua da vô cùng nổi tiếng, được ví là sản vật trời cho
Người dân Yên Dũng (Bắc Giang) giải thích, sở dĩ gọi là cua da vì chúng có một lớp da trên càng, cũng có người gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng Chín cua ra, tháng Ba cua vào”, song cua da vẫn là tên gọi phổ biến hơn cả. Loại cua này thường sống trong các ghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Yên Lư, Thắng Cương,... Việc đánh bắt cua rất khó khăn, nhất là vào những ngày mưa phùn gió bấc.
10 năm mưu sinh gắn với sông nước, gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở xã Tân Liễu (Yên Dũng) sống bằng nghề chài lưới, quanh năm lam lũ với tôm cá, chỉ mong đến mùa cua da bán đắt hàng, thêm thắt chút đồng ra đồng vào.
“Mấy năm nay, cua da trở thành hàng hiếm, được thương lái về tận nơi lùng mua. Mặc dù có giá đắt đỏ hơn so với nhiều loại hải sản, song không có cua mà bán”, chị chia sẻ.
Cua da mỗi năm chỉ có một lần, hết mùa là người dân không thể đánh bắt được
Những ngày trời trở gió, rét buốt, dân chài lưới như chị không khỏi xuýt xoa. Trời càng rét mướt, họ càng phải đi thả rọ, lưới đánh bắt từ sớm.
Loài cua này thường sống dưới đáy sông. Cứ tầm 3 giờ chiều, các thuyền lại xuống sông thả rọ, lưới đến 2-3 giờ sáng kéo lên để gỡ cua. Vì đánh bắt khó, chẳng khác nào canh bạc nên hôm nào nhiều vợ chồng chị bắt được 20kg, hôm ít chỉ được 5-7kg. Để có đủ lượng hàng giao cho nhà hàng, lái buôn, chị phải gom mua thêm của các nhà khác quanh vùng.
“Chính vụ cua da, có ngày tôi gom được 2-3 tạ đổ buôn cho các nhà hàng trên thành phố. Họ về từ tờ mờ sáng, chuẩn bị sẵn thùng xốp đá, gỡ được bao nhiêu họ cho vào thùng chuyển đi luôn. Không khí nhộn nhịp cả một dãy làng chài”, chị hào hứng.
Thậm chí, nếu khách muốn mua cua da để biếu hay đãi khách phải đặt trước 1-2 ngày chị mới gom được cua ngon, nhiều trứng. Ai cũng tranh thủ vào mùa để mua được cua ngon thiết đãi khách quý.
Vào những ngày trời rét sẽ đánh bắt được nhiều cua da hơn
Những năm gần đây, cua da trở thành hàng hiếm, có giá khá đắt đỏ
Anh Trần Văn Tuấn, chuyên bán sỉ và lẻ cua da ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng), nhận xét, cua này nhiều thịt, ngọt thơm, béo bùi; cua cái thì nhiều trứng, thường được chế biến thành các món: lẩu riêu cua, cua hấp bia, rang muối, cua rang me,... Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn khiến ai ăn một lần cũng khó quên.
Theo anh Tuấn, loài cua sông này to bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống cua đồng nhưng chân dài hơn và thân to gấp 3-4 lần, đặc biệt trên càng của chúng có một lớp lông như rêu bám vào. Phần mai mềm, mỏng nên khi ăn không phải dùng kìm để bẻ.
Vào những ngày giá rét, cua ra nhiều, thuyền về làm hai chuyến lúc sáng sớm và tối muộn, tính ra mỗi ngày anh gom được 5-6 tạ cua, ngày nào bán hết sạch ngày đó. Nhưng cứ hễ gió đông nồm to, nắng nóng thì cua lại lặn mất, có bắt lên chúng cũng dễ chết.
Trung bình cua đực có trọng lượng 5-6 con/kg, cua cái từ 7-8 con/kg. Hiện anh bán lẻ với giá 400.000-550.000 đồng/kg tùy loại, sỉ từ 1 thùng xốp 20-25kg, giá dao động 370.000-520.000 đồng/kg.
Cua da cái có rất nhiều gạch, ăn béo ngậy
Giá cua da dao động từ 380.000-700.000 đồng/kg mà người dân không đủ hàng để bán
Với người dân xã Đồng Việt, những ngày đầu đông cũng tất bật, rộn rã không kém. Chị Vũ Thị Thắm, chuyên thu mua các loại thủy sản, chia sẻ, dọc theo dòng sông Cầu, khu vực này được xem là có nhiều cua da hơn cả. Trước đây, loại cua này cũng như các loại tôm cá bình thường, song độ 2-3 năm trở lại đây, nhờ cách biến tấu trong chế biến, cua da trở thành đặc sản, rất đắt khách. Nhiều người tò mò, muốn được một lần thưởng thức hương vị ngon lạ đậm đà sông nước ấy.
Mỗi con cua có trọng lượng 150-200 gram, giá dao động từ 380.000-400.000 đồng/kg tùy số lượng; loại to 4 con/kg rất ít và hiếm, giá lên đến 500.000-700.000 đồng/kg. Như hôm nay, thuyền về được 40kg cua, chỉ đến tầm trưa chị đã giao hết sạch.
Thời điểm này đã gần vào cuối vụ cua da, song có những năm rét kéo dài đến tháng 12 âm lịch cua vẫn còn lác đác. Gọi là đặc sản nhưng đâu phải ai ở Yên Dũng cũng đã được một lần nếm thử vị cua da, bởi 1kg cua bằng mấy chục cân gạo. Có khi họ chấp nhận ăn uống tằn tiện, chỉ dám mua 1 con về nấu cháo cho con nhỏ ăn.
Cuộc sống quanh năm lăn lộn với sóng nước của ngư dân vùng ven sông Cầu vốn vất vả, lam lũ. Có lẽ vì thế, thiên nhiên đã ban tặng cho họ thứ sản vật quý hiếm, giúp bao ngư dân trang trải mưu sinh, để mỗi khi gió Bắc tràn về, những người con tứ xứ phương xa lại mong mỏi chút vị quê hương - mùi của cua da.
Theo VietNamNet
- Mua sắm19 giờ trướcGiá vàng kết thúc tuần giảm nhưng thị trường kim loại quý vẫn ghi nhận nhiều thông tin tích cực.
- Mua sắm1 ngày trướcCây sung cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tạo dáng theo thế "Lão mai sinh quý tử", có nguồn gốc từ Bắc Ninh được chào bán với giá 200 triệu đồng khiến nhiều người thích thú.
- Mua sắm1 ngày trướcBỏ một khoản tiền kha khá để ăn buffet, tâm lí chung của nhiều người là làm sao để được thưởng thức những món ngon, đắt tiền thật nhiều cho… khỏi lỗ.
- 2 ngày trước
- Mua sắm1 ngày trướcTết năm nay, nhiều gia đình tại Hà Nội chọn đi chơi vùng biển nắng ẩm nên đến thời điểm này, giá vé máy bay từ Hà Nội đi Phú Quốc đang đắt hơn cả vé bay từ TP.HCM ra Hà Nội ăn Tết.
- Mua sắm2 ngày trướcLan hồ điệp được lên bình với hàng trăm cành, với đủ chủng loại và màu sắc đẹp mắt. Chúng có giá từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng.
- Mua sắm2 ngày trướcNhà đầu tư bán vàng để chốt lời đã khiến giá vàng giảm mạnh. Lúc 15h hôm nay, giá vàng thế giới giảm gần 10 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước giảm 150.000 đồng/lượng.
- Mua sắm2 ngày trướcCận Tết, nhu cầu cây cảnh trưng bày tăng cao. Tại Hưng Yên, một cây bưởi cổ được trả giá lên tới 300 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ vườn vẫn không có ý định bán lại mà chỉ để cho thuê.
- Mua sắm2 ngày trướcVới mọi người Tết đến phải lo trăm khoản chi tiêu, nhưng với người phụ nữ tuổi 42 này, do lên kế hoạch từ trước và hạn chế mua sắm các khoản không cần thiết nên chi tiêu Tết rất nhẹ nhàng.
- Mua sắm2 ngày trướcĐể làm sạch, tươi và tăng trọng lượng thịt ốc, chủ cơ sở sơ chế ở TP.HCM đã sử dụng hóa chất công nghiệp để ngâm và tuồn ra thị trường hàng tấn ốc mỗi ngày.
- Mua sắm2 ngày trướcLoại hoa cúc không tàn có nguồn gốc Trung Quốc đang gây sốt thị trường Tết Tân Sửu, được nhiều chị em mua về chơi bởi màu sắc rực rỡ, hoa để được lâu, bền màu.
- Mua sắm3 ngày trướcBên cạnh mai, đào là loài hoa trưng bày quen thuộc trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, dân thành thị lại có xu hướng săn lùng, chọn mua cành cà phê về làm cảnh, trang trí không gian.
- Mua sắm3 ngày trướcDịp Tết Nguyên đán 2021, anh Huỳnh Thanh Tâm ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre sẽ bán ra thị trường khoảng 800 trái bưởi tạo hình độc lạ.
- Mua sắm3 ngày trướcTáo được gắn lên các loại cây dành dành, dâm bụt, mít… được người bán giới thiệu là giống táo lùn siêu trái, táo bonsai để lừa gạt người mua.