Người Việt 'nghiện' dịch vụ giao đồ ăn và mua hàng online

Phần nhiều người tiêu dùng Việt Nam tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Đó là dữ liệu mới được công bố từ báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" của Google, Temasek và Bain & Company. Báo cáo trên mới cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Năm nay, báo cáo cho thấy nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28% (từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022). Kết quả này có được nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử (TMĐT) so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng sau đại dịch. TMĐT trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Người Việt nghiện dịch vụ giao đồ ăn và mua hàng online-1

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn. (Ảnh: Hoàng Hà)

Mặt khác, người dùng kỹ thuật số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó lĩnh vực TMĐT - thực phẩm - tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96% - 85% - 85%. 

Bà Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google châu Á Thái Bình Dương, phụ trách khu vực Đông Nam Á, cho hay, Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và TMĐT có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025. 

“Nền kinh tế số Việt Nam sẽ là điểm nóng tăng trưởng vì sở hữu dân số ngày càng đông và nguồn lao động công nghệ nội địa có tay nghề cao”, ông Fock Wai Hoong, Phó trưởng bộ phận Công nghệ & Người tiêu dùng và khu vực Đông Nam Á của Temasek, chung nhận định.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company còn đưa ra dự đoán, nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực; có thể đạt tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu khai thác tối đa tiềm năng.

Sự tiến bộ trong các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế kỹ thuật số, chẳng hạn như thanh toán, đầu tư, logistics, truy cập Internet và lòng tin của người tiêu dùng đã tạo ra mức tăng trưởng chưa từng có. Để tiếp tục mở rộng quy mô một cách bền vững, nền kinh tế số Đông Nam Á cần thúc đẩy sự phát triển của một loạt các yếu tố tăng trưởng mới. 

“Tăng tốc trên đường đua nâng cao lợi nhuận và đạt được các giải pháp kỹ thuật số toàn diện cho dân cư ở các khu vực ngoại ô. Ngoài ra, sự tiến bộ về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp sẽ là chìa khóa trong thập kỷ kỹ thuật số”, báo cáo nêu.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/nguoi-tieu-dung-viet-nam-nghien-dich-vu-giao-do-an-va-mua-hang-online-2075947.html?fbclid=IwAR0XIaoww0uaJcIBFg35_gmNqTWBGssNhdy1us-am9gbAsFUSFxQGpTLXAs

mua hàng online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.