Vì sao bà nội trợ ở Hà Nội và Sài Gòn mua thịt heo khó khăn hơn?

Các kệ hàng thịt ở siêu thị trống trơn khiến nhiều người có nhu cầu mua phải trở về tay không.

Trong những ngày gần đây, nhiều bà nội trợ ở Sài Gòn và Hà Nội đều than thở về việc đi siêu thị nhưng không thể mua được thịt, các kệ hàng trống trơn ngay từ sáng sớm. 

MG (bà nội trợ ở Hà Nội) cho biết: "17h chiều mình vào siêu thị mà không còn 1 cọng rau hay 1 miếng thịt nào cả, đành quay về. 6h hôm sau dậy sớm chỉ mua được rau vì may là đến đúng lúc xe chở rau tới, thịt chiều mới có. Chỉ muốn đi 1 lần mua đồ ăn cho cả tuần mà đi 2 lần cũng chỉ mua được rau". 

Nhân viên siêu thị này báo với MG là chiều sẽ có thịt về tới để bán. MG phải để lại số điện thoại, dặn nhân viên bán hàng khi nào thịt về thì gọi điện để qua mua. 

"Bình thường thịt có sớm nhưng đợt này dịch bệnh nên xe chở hàng phải đi qua nhiều chốt kiểm dịch, có hôm chờ 5 tiếng mới qua được nên thịt về bị muộn", MG chia sẻ lý do siêu thị thông báo.

Không chỉ Hà Nội, trong ngày hôm qua tại Sài Gòn cũng có nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm như Satrafood, Vinmart+, Co.op Food... đều trong tình trạng không có thịt heo (cả mảnh và đóng vỉ). Nhiều nơi khách xếp hàng chờ 2-3 tiếng vẫn chưa được vào mua sắm.

"Hai ngày nay kệ thịt ở Vinmart+ trống trơn. Sáng nay, nhân viên siêu thị cho biết hôm nay thịt không về cửa hàng", chị Hạnh, phường Bình Trưng Tây, quận 2 cho biết.

Vì sao bà nội trợ ở Hà Nội và Sài Gòn mua thịt heo khó khăn hơn?-1
Một siêu thị đã không còn thấy bóng dáng của một khay thịt nào ngay từ sớm.

Lý giải điều này, nhiều siêu thị cho biết lượng khách mua sắm tăng mạnh trong 2-3 ngày qua. Bởi 2 lý do: 

Thứ nhất, việc thiếu shipper và shipper không được giao liên quận khiến nhiều người dân phải ra xếp hàng chờ mua thực phẩm thiết yếu ở các cửa hàng, siêu thị làm nhu cầu mua tăng mạnh. 

Thứ hai, nhiều siêu thị đóng cửa lúc 15h30 nên khách xếp hàng đến mua đông hơn trước.

Trước khi thực hiện việc phát phiếu mua thực phẩm, mỗi cửa hàng chỉ phục vụ một lượng khách nhất định. Trong khi đó, việc phát phiếu mua thực phẩm bị giới hạn trong một địa bàn khiến các cửa hàng trở nên quá tải. Nhiều gia đình cũng không dám chạy xe đi mua ở những cửa hàng khác vì sợ bị phạt. 

Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh các xe chở hàng đi qua nhiều chốt kiểm dịch, chờ đợi lâu khiến hàng hóa bị chậm cung ứng.

Để tháo gỡ vướng mắc này, các địa phương đã liên lạc Sở Công Thương TP HCM để thông báo đến các siêu thị, cửa hàng về số lượng phiếu phát ra tương ứng với lượng khách có thể đến mua sắm tại siêu thị, cửa hàng trong ngày để doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng hóa tương ứng. 

Các quận cũng sẽ tăng cường điều tiết các xe bán hàng lưu động phục vụ bà con tại những khu vực có ít cửa hàng, siêu thị. 

Bên cạnh đó, một số ít địa phương bắt đầu triển khai các điểm bán thực phẩm thiết yếu.

Hoặc mở lại các chợ truyền thống, điểm bán thay thế chợ truyền thống trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch để người dân yên tâm mua sắm.

Như quận Tân Phú đang rà soát lại các sân bóng đá, sân tennis để bố trí nơi bán tạm cho tiểu thương, quy mô dự kiến khoảng 10 sạp hàng/điểm.

Phòng Kinh tế quận 11 cũng đã phối hợp Ban Quản lý Chợ Thiếc tổ chức điểm bán nhỏ tại khu vực dọc theo đường Trần Quý với khoảng 5 sạp (tiểu thương), chủ yếu là mặt hàng rau, củ, quả, trứng gia cầm (bán đồng giá các sản phẩm theo quy cách đóng gói sẵn). 

Trước đó, quận 12 và huyện Củ Chi đã tổ chức thành công một số "chợ dã chiến" bán thực phẩm tươi sống cho người dân tại các sân bóng đá, trường học, lề đường…

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/vi-sao-ba-noi-tro-o-ha-noi-va-sai-gon-mua-thit-heo-kho-khan-hon-162213107102136916.htm

siêu thị

thịt lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.