Vừa thoát ế ẩm, giải cứu: Thịt lợn Việt Nam đạt được điều chưa từng có

Sau chuỗi ngày vất vả giải cứu thịt lợn đưa giá từ đáy 20 ngàn đồng/kh tăng lên mức cao 4- 50 ngàn/kg

Vượt qua nhiều rào cản về thương mại và kiểm dịch thú y, lần đầu tiên thịt lợn tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar với phương thức chế biến đông lạnh. Đáng chú ý, giá thịt lợn tươi của Việt Nam xuất đi còn cao hơn 15% so với mức giá thịt lợn trên thế giới.

Sau chuỗi ngày vất vả giải cứu thịt lợn đưa giá từ đáy 20 ngàn đồng/kh tăng lên mức cao 4- 50 ngàn/kg cũng như nỗ lực tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, ngày 25/5, đã chứng kiến một bước tiến mới của thịt lớn Việt Nam khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ ký kết xuất khẩu thịt lợn chính ngạch đầu tiên của Việt Nam.

Được biết, những lô thịt lợn tươi của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang Myanmar và được tiêu thụ hết sạch sau khi được bày bán tại các siêu thị của nước này.

Đại diện của DN tham gia xuất khẩu cho biết, theo hợp đồng ký kết hợp tác mỗi tháng phía Việt Nam sẽ xuất khẩu tối thiểu 1 container 40 feed (khoảng 26 tấn thịt lợn tươi đông lạnh) sang thịt trường của Myanmar. Thịt lợn xuất đi là thịt lợn sạch, an toàn vệ sinh và có thể truy xuất được nguồn gốc. Đáng chú ý, giá thit lợn tươi xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với giá thịt trường trong nước, đặc biệt so với giá thế giới còn cao hơn khoảng 15%.

Đây được xem là lô thịt lợn tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch. Bởi, từ trước đến nay, Việt Nam đa phần xuất khẩu thịt lợn hơi sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, một lượng nhỏ thịt lợn sữa được xuất chính ngạch sang các nước Đông Nam Á, còn thịt lợn tươi chưa xuất khẩu được do vướng nhiều rào cản.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, trong nông nghiệp hiện đang thực hiện chiến lược quan trọng là tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cũng như triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Việt Nam đã xuất khẩu mật ong, lợn sữa, các sản phẩm trứng gia cầm và sản phẩm khác. “Điều trăn trở là làm sao chăn nuôi phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn hướng đến xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi vì năng lực sản xuất chăn nuôi đã vượt quá nhu cầu trong nước, thậm chí có thời điểm khủng hoàng thừa. Ví dụ điển hình là cuộc giải cứu thịt lợn năm 2017", ông Tám chia sẻ.

Để khắc phục, Bộ NN-PTNT đã tham mưu cho Chính phủ  tham mưu cho Chính phủ thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi. Thực tế thời gian qua, nhiều tập đoàn lớn đã bắt đầu đầu tư vào chăn nuôi tạo thành chuỗi khép kín. Với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiện Bộ cũng đang tiến hành tổ chức lại theo hướng liên kết các hộ thành tổ hợp tác, hợp tác xã, gắn kết trong tiêu thụ sản phẩm. Việc xuất khẩu thành công lô thịt tươi sang thị trường Myanmar là bước khởi đầu, từ đây sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được thịt tươi, giúp nông dân Việt làm giàu chính đáng.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết, sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ ký một thỏa thuận với Tổ chức Thú y Thế giới. Tổ chức sẽ cử chuyên gia sang giúp ngành thú y đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, đồng thời xây dựng chiến lược để Việt Nam sớm trở thành quốc gia an toàn thực phẩm với dịch lở mồm long móng có tiêm phòng và hướng đến là quốc gia an toàn thực phẩm với dịch lở mồm long móng không tiêm phòng.

Theo VietNamNet


xuất khẩu thịt

chăn nuôi

thịt lợn

an toàn vệ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.