- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 phát ngôn chú ý về SGK độc quyền, lãng phí nghìn tỷ đồng/năm
Hàng năm, người dân chi hơn nghìn tỷ đồng mua sách giáo khoa (SGK) dùng một lần. Ở Việt Nam, SGK độc quyền và gây lãng phí nhiều năm qua.
Hàng năm, người dân chi hơn nghìn tỷ đồng mua sách giáo khoa (SGK) dùng một lần. Ở Việt Nam, SGK độc quyền và gây lãng phí nhiều năm qua.
Tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu bức xúc việc lãng phí SGK vì sử dụng một lần. Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội - thông tin trung bình mỗi năm, người dân chi 1.000 tỷ đồng để mua SGK nhưng chỉ sử dụng một lần do viết bài tập vào sách, không thể tái sử dụng.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - đề xuất, SGK không nên có phần bài tập chung để dùng được trong nhiều năm. NXB Giáo dục Việt Nam nên thay đổi phần này.
Tuy nhiên, trái với bức xúc của phụ huynh, đại biểu Quốc hội, trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ GD&ĐT không khuyến khích loại sách này. SGK vẫn được luân chuyển để thế hệ sau sử dụng.
Theo TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nước ta đang có tình trạng độc quyền về SGK. Người dân phải gánh chi phí hoa hồng mà cũng không có cơ hội lựa chọn, giá nào cũng phải mua.
Trước tình trạng SGK sử dụng một lần, gây lãng phí nghìn tỷ đồng mỗi năm, nhiều đại biểu Quốc hội phản ánh lo lắng của cử tri về việc độc quyền xuất bản của NXB Giáo dục Việt Nam. Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng Chính phủ cần có đánh giá có lợi ích nhóm trong ban hành sách giáo khoa hay không.
TS Lê Viết Khuyến khẳng định Bộ GD&ĐT chỉ đạo soạn thảo chương trình, thành lập ban soạn thảo, sau đó lại quyết định thông qua. Nếu Bộ GD&ĐT vẫn muốn "ôm" mọi quyền quyết định, sẽ có người đổ xô để lấy lòng. Tất cả dễ dẫn đến tiêu cực.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng không đồng tình với việc thực hiện một chương trình, một bộ SGK như hiện tại. Theo ông, xu thế của thế giới là một chương trình, nhiều bộ SGK,. Nước ta từng có nhiều SGK. Tất nhiên, một chương trình nhiều SGK cũng có phức tạp nhưng không phải vì thế mà không làm.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Vương - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Kanazawa (Nhật Bản) - cho rằng một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa nếu được vận dụng tốt với cơ chế minh bạch, công khai, sẽ đem lại nhiều cái lợi. Nó giúp tiết kiệm chi phí của Nhà nước, tránh tham ô, tham nhũng, trục lợi, kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho rằng Bộ GD&ĐT và NXB Giáo dục Việt Nam không trả lời về lãng phí SGK là né tránh. Trách nhiệm của bộ và NXB là phải trả lời dư luận về chủ trương thiết kế SGK có bài tập hay sẽ sửa đổi để tránh lãng phí.
Trước những băn khoăn về SGK gây lãng phí, ông Nguyễn Xuân Thanh - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - cho biết sẽ có phương án để bảo đảm SGK mới có chất lượng tốt, được đông đảo học sinh lựa chọn. Hoạt động dạy học hiện nay không còn quá lệ thuộc sách giáo khoa. Do đó, sẽ không xảy ra tình trạng muốn "an toàn" hay làm "đẹp lòng" Bộ GD&ĐT mà phải chọn SGK do bộ chủ trì biên soạn.
Luật giáo dục 'mở đường' cho tiêu cực sách giáo khoa Theo TS Lê Viết Khuyến, Luật giáo dục hiện hành "mở đường" cho tiêu cực khi quy định "một chương trình, một bộ sách giáo khoa".
Theo Zing
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamMultimedia16/08/2021“Nếu bệnh nhân Covid-19 là 1 sinh mạng, thì sản phụ Covid-19 họ mang tới 2 sinh mạng. Cứu là chúng tôi được cả 2, nhưng mất thì có thể mất tất cả…” - TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết (Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương) nói.
-
Bão lũ hoành hành ở miền TrungMultimedia03/11/2020Tháng 10/2020, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân, lần đầu tiên trong nhiều năm lũ chồng lũ, bão chồng bão...
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe03/08/2020"Đà Nẵng yên tâm, rối đâu ta gỡ đó, khó đâu ta chữa đó" - PGS. Khuê với cương vị là Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã luôn động viên và kết nối Đà Nẵng với cả nước thông qua những cuộc hội chuẩn chuyên môn được tổ chức gần như hàng ngày.
-
Multimedia06/07/2020'Tôi lấy anh Huy vì chính con người anh ấy – một con người rất hiền lành, dễ thương', chị Huỳnh Thư gián đoạn trò chuyện, bật khóc hạnh phúc. Nhạc sĩ Đức Huy ôm dỗ vợ: 'Cảm ơn bạn đã ngợi khen mình'.
-
Multimedia09/06/2020Từng là chiến sĩ ở Quân khu 1, nhưng Sự không rèn luyện bản thân. Với bản tính nghiện game, sau khi đào ngũ lần thứ 5, thanh niên này trốn ra Hà Nội và sát hại, cướp tài sản của một nữ chủ quán cà phê để có tiền chơi game.
-
Bí thư xã giết cháu vợ để trục lợi bảo hiểmMultimedia12/05/2020Sáng 12/5, VKSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Đỗ Văn Minh (SN 1971) để điều tra hành vi Giết người.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuMultimedia07/04/2020Sau khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 17 (ngày 6/3), Việt Nam đã bước sang giai đoạn quyết liệt hơn, căng thẳng hơn trong "cuộc chiến" đẩy lùi dịch bệnh.
-
Diễn viên Mai Phương qua đờiMultimedia28/03/2020Cuộc đời Mai Phương đích thị là một đóa hoa của sự kiên cường, lòng nhân ái và nhiệt huyết với nghề.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuMultimedia28/03/2020Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong thời gian 2 tuần tới, chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp và các sự kiện có trên 20 người. Thời gian thực hiện biện pháp này là từ 0h ngày 28/3/2020.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuMultimedia20/03/2020Trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây, cách xa nhà dân, trong khuôn viên có 2 toà nhà được coi là "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuMultimedia14/03/2020Tính đến tối 13/3, đã có 9 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam có liên quan đến bệnh nhân số 34-một doanh nhân đi công tác từ Mỹ về Việt Nam ngày 2/3.