‘Tôi mắccười khi có người nói tôi bị tâm thần, hoang tưởng mới ép con học 6thứ tiếng. Vì quá khích nên họ đã để lộ tư duy kiểu ‘ếch ngồi đáygiếng về điều này’, ca sĩ Mỹ Lệ chia sẻ.


Ép con học 6 thứ tiếng làbình thường!

- Sau bài phỏng vấn “Mỹ Lệ ép conhọc 6 thứ tiếng” đăng trên Xzone, bản thân chị đã bị dư luận chỉ tríchrất nhiều vì “tội” ép con trẻ học 6 thứ tiếng. Chị cảm thấy sao?

T
ôi cứ sống đời sống củamình và tôi biết phải làm gì tốt nhất cho gia đình mình và các conyêu. Thật ra việc học của các cháu như thế nào đều do cả tôi và ôngxã cùng quyết định. Theo ông xã tôi, hiện nay một người nói 6 thứtiếng là bình thường, không có gì to tát hết. Hai cô con gái tôi đãlưu loát hai thứ tiếng Anh, Đức chứ không phải biết ấp a, ấp úng“Hello” như một số người phỏng đoán! Tôi thấy việc cho con học 6 thứtiếng cũng là bình thường. Đó chẳng phải là điều xuất chúng gì.Nhiều khi tôi thấy có một số người mắc cười quá. Tôi không hiểu saohọ lại có ý nghĩ kiểu “ếch ngồi đáy giếng” khi đưa ra những bìnhluận thiếu thiện cảm, thậm chí là xúc phạm người khác như vậy nhỉ.Tôi cho rằng những người bình luận kiểu đấy có khi họ mới chỉ đọcmỗi cái tít bài báo giật lên và không hề quan tâm đến toàn bộ nộidung bài báo thì phải?
 

Mỹ Lệ: ‘Con tôi học 6 thứ tiếng là chuyện thường’
 

Chồng tôi là tấm gương cho con cái, ra nước ngoài năm 22 tuổinhưng bây giờ anh đã nói được nhiều thứ tiếng giỏi. Anh ấy cóthể nói tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Thái,... À,tiếng Lào nữa chứ! Bạn bè và những đối tác kinh doanh củachúng tôi rất nhiều người có thể nói 4, 5 thứ tiếng. Ngay cảtrong lĩnh vực giải trí cũng có không hiếm các người mẫu quốctế, hoa hậu có thể nói 5, 6 thứ tiếng huống gì là nhữngngười hoạt động trong các lĩnh vực thuộc về  trí thức khác.Tôi thấy họ còn xuất sắc nữa. Mọi người cần nhìn rõ mộtthực tế rằng thế hệ trẻ bây giờ đã được đầu tư rất tốt.Hiện tại chúng ta cũng đã quá tiến bộ, chỉ 15 đến 20 năm nữathôi, mặt bằng tri thức chung của Việt Nam sẽ bắt kịp với cácnước phát triển khác. Bởi thế nếu mỗi cá nhân không phấn đấuthì làm sao xã hội có thể phát triển được.

- Đồng ý việc muốn con mìnhhọc tốt hơn những gì mình chưa có cơ hội học tốt và giỏi hơnlà tốt, nhưng chị giải thích sao trước ý kiến cho rằng việcchị ép hai đứa trẻ “nhồi nhép” quá nhiều thứ ngôn ngữ khi chưavào lớp một là hơi quá đáng?

Có gì đâu mà mọi người cứ làm quá lên thế! Thật ra hai đứacon tôi đang học trường mẫu giáo quốc tế Đức từ nhỏ (trườngGermany International School - GIS). Họ dạy cả hai ngôn ngữ Anh vàĐức. Bé lớn đã bắt đầu vào lớp 1, bé sau lớp Pre-school. Ởtrường này, khi học sinh lên lớp 5 sẽ phải học thêm ngôn ngữthứ 3 là tiếng Tây Ban Nha. Bắt đầu lên lớp 5 ở hệ giáo dụcĐức là bạn có thể biết được con bạn có thể học tiếp đượclên đại học hay không rồi! Nếu học lực kém sẽ học hết cấp basau đó chỉ được học tiếp ở các trường dạy nghề. Nếu học lựctốt sẽ được lên thẳng hệ đại học. Nếu con bạn có năng khiếuvề ngôn ngữ (bắt đầu từ lớp 5) sẽ được ghi danh vào học ởtrường chuyên về ngôn ngữ và sau khi tốt nghiệp có thể nóiđược 6 ngoại ngữ. Tôi cho con mình theo học trong một quá trìnhtừ mẫu giáo đến năm lớp 12 chứ tôi không ép con mình học mộtlúc 5, 6 thứ tiếng. Xin thưa là như vậy. Bây giờ các cháu đanghọc ở Việt Nam nhưng lên lớp 5 sẽ được cho qua Đức để họctiếp. Trường này rất phổ biến ở Đức. Ngay cả các em họ của 2bé nhà tôi tuy mới 14, 15 tuổi nhưng đã nói được nhiều ngôn ngữrồi. Điều đó chẳng có gì to tát cả! Trẻ em rất dễ tiếp thuvà phát triển nhanh nhạy với nhiều ngoại ngữ nếu bạn chochúng được tiếp xúc sớm.


- Trong số những ý kiến “lênán”, có người bảo vì Mỹ Lệ hết thời nên mới lấy con gái làmđiều mới mẻ để PR. Chị có phải là người thích PR theo chiêunày?

Dù có người nói như thế chăng nữa, tôi vẫn xin nói rằng anh đãđặt câu hỏi nhầm người rồi đấy nhé! Nói về PR thì tôi hơi bịkém. Xin thú thật là từ ngày đầu ca hát đến nay, tôi chưa phảibỏ tiền ra mua một bài báo nào để lăng xê mình cả! Không phảitôi là người thích khoe mẽ chuyện con cái, chẳng qua khi phóngviên hỏi thì tôi chia sẻ. Mà nói thật, bố mẹ nào chẳng tựhào về con mình, tự hào thôi cũng chưa đủ nên tôi phải biếthướng con mình như thế nào để đạt sự kỳ vọng đó. Nếu muốndùng con để PR thì tôi đã đưa chúng lên sân khấu ca hát, nhảymúa phụ họa cùng tôi lâu rồi. Mà thôi, nếu đã trót mang tiếngkhoe con thì tôi sẽ khoe luôn một thể. Thế này nhé: Trong mộttuần, ngoài thời gian học bán trú trên trường, con tôi học babuổi múa ballett ở trường múa TP.HCM, hai buổi học đàn ở nhàdo cô giáo tới dạy và 3 giờ học đàn do chính tôi kèm cặp.Ngoài ra còn có 3 buổi học kèm với cô giáo dạy Toán, tiếngViệt nữa. Nếu tôi nói con tôi 6 tuổi nhưng đã có thể chơi đànpiano hết cuốn Methode Rose và làm những động tác khó củaballet thì chắc sẽ nhiều người... choáng cho xem.

Mỹ Lệ: ‘Con tôi học 6 thứ tiếng là chuyện thường’
Ép con học 6 thứ tiếng là kế hoạch "dài hơi" của vợ chồng "Mỹ nhân ngư"

Không cho con gáithi Hoa hậu vì giá trị ảo!

- Còn bé mà đã học nhiều nhưvậy chắc hai cô công chúa nhà chị sẽ thường xuyên than thở vìáp lực học tập lắm?

Có gì đâu mà than với thở. Học ở trường việt Nam mới bị thanthở. Học bán trú ở trường Đức rất dân chủ và khoa học. Bévừa học vừa chơi để phát triển tự nhiên chứ không nhồi nhét,không có tình trạng phải đi học thêm kiểu như ca sĩ chạy show.Nhưng bù lại, chính vì chạy show đó mà các bé được học trướcchương trình nên nếu con tôi vào học trường Việt Nam thì chắcchắn sẽ chạy không kịp các cháu khác đâu.

Tuy con học không có gì là áp lực nhưng tôi luôn hướng các cháutheo tư duy học mà chơi, chơi mà học. Lúc học đàn, học múachính là thời gian thư giãn để các cháu hòa mình vào với âmnhạc mà không có cảm giác bị ép buộc. Giờ học Toán, tiếngViệt các cháu rất hào hứng vì cô giáo dạy các cháu thông quađố vui. Đó cũng là một cách chơi rất trí tuệ. Các cháu cũngcó cả một vườn sân chơi tại nhà với đủ trò. Riêng thứ bảyhoặc chủ nhật, vợ chồng tôi sẽ tranh thủ đưa bé đi chơi côngviên, sở thú, xem phim... Ngoài ra, một năm có hai kỳ nghỉ nênhai cháu được bố mẹ đưa đi du lịch trong và ngoài nước. Tôinghĩ khi đi du lịch khắp nơi các cháu có thể phát triển tốtvốn ngoại ngữ và hiểu biết phong phú với thế giới xung quanh.


- Thế chị làm gì để đảm bảonguồn dinh dưỡng cho cháu, giúp cháu đủ sức khỏe học tập?

Riêng về khoản này tôi rất đảm đang, rất tự hào về mình. Thậtra cho dù có bận rộn đến mấy, đích thân tôi vẫn  nấu nướng chocác con mình và gia đình. Tuy nhỏ nhưng các cháu biết ăn uốngnhư người lớn với các vị chua, cay, mặn ngọt. Tôi tập cho cáccháu thích ăn nhiều rau từ nhỏ để đảm sức khỏe.


- Vừa làm mẹ, vừa làm cô giáodạy đàn, vậy “cô giáo Lệ” có gắt gao với học sinh của mình?

Gắt gao cực kỳ! Tôi là người mẹ rất truyền thống đấy nhé. Tôiủng hộ phương pháp dạy con truyền thống của người Việt Nam. Cónghĩa là với tôi, “thương thì cho roi cho vọt”. Ông xã tôi cũngnhất trí như vậy.


- Chị có học được gì ở hai côcon gái nhà mình?

Con trẻ dạy cho tôi nhiều thứ chứ. Những lời nói ngây thơ củacon luôn luôn giúp tôi nhìn lại mình và kiềm chế bớt tính nóngnảy. Đôi khi sự hồn nhiên của các cháu giúp tôi xả stress. Tôicảm thấy cuộc sống thật nhẹ nhõm hơn. Bé nhỏ nhà tôi rất ưalý sự, có lúc cháu không nghe lời, tôi cầm roi chỉ đánh dọathôi nhưng bé lại rơm rớm nước mắt và nói “Sao ngày xưa mẹhiền mà bây giờ mẹ dữ quá mẹ ơi!”. Khi nghe nói thế, bỗng dưngtôi mềm lòng vì cháu.

Mỹ Lệ: ‘Con tôi học 6 thứ tiếng là chuyện thường’
Tuy cưng chiều con nhưng vợ chồng Mỹ Lệ rất gắt gao trong việc dạy con

- Con gái có thần tượng chịkhông?

Có chứ! Lên trường là bé khoe mẹ tớ là ca sĩ. Mà bé khoe vớibạn học toàn người ngoại quốc nhưng các cháu ấy có xem cáckênh giải trí Việt Nam đâu!


- Chị muốn hai cô công chúagiống mình ở điểm nào?

Bản lĩnh, tự tin và có nghị lực. Con nít bây giờ  thì đứanào cũng thông minh cả nên tôi nghĩ bố mẹ chỉ cần quan tâm đúngmực và giáo dục đầy đủ là các cháu phát triển tốt thôi.


- Đang có hai cục “nếp” cưngnhưng chị vẫn còn đang nuôi ý định sẽ có thêm “tẻ” chứ?

Đó là nhiệm vụ chứ không phải là ý định. Nhiệm vụ này dochính tôi đặt ra cho mình chứ không phải ai khác đâu nhé! Nhưngmà tôi đang lười quá! (Cười).

- Chị có dự định hướng conmình theo nghệ thuât?

Con tôi hát tuyệt vời nhưng tôi không ép, không thích con theonghệ thuật. Trừ khi nó thực sự thích và quyết tâm thì tôi mớiủng hộ. Tôi cho bé học đàn, múa, hát để kích thích sự sángtạo, để sau này nhạy cảm với các lĩnh vực khác trong cuộcsống, trở nên thông minh hơn thôi. Âm nhạc là bản lề tiếp xúcvới các tri thức khác. Đó là lí do vì sao người ta cho em bénghe nhạc cổ điển từ trong bụng mẹ. Kể cả sau này con tôi chỉcó thể làm một công nhân bình thường đi nữa, nó vẫn biết đàn,biết hát, biết thưởng thức âm nhạc.


- Thế còn ý định thi hoa hậuthì sao? Trông hai cô con gái nhà chị rất xinh!

(Cười lớn), Ngày xưa tôi hay đùa với một phóng viên rằng saunày sẽ cho con gái đi thi hoa hậu. Ai ngờ sau đó phóng viên nàylại đăng thông tin con tôi sẽ thi hoa hậu. Với tôi, đẹp trước hếtphải đẹp về trí tuệ cái đã, tất nhiên trời cho hình dáng thìquá tốt rồi. Ở nước ngoài, người ta xem ngôi vị hoa hậu làbình thường, chẳng ai chú ý làm gì. Hoa hậu mới đăng quang,người ta biết là có hoa hậu mới thôi chứ không ai chăm sóc đặcbiệt như Việt Nam. Lí do vì ở Việt Nam người đẹp ít có cơ hộinổi tiếng, mà nổi tiếng sẽ có danh vọng tiền bạc nên nhiềungười thích được làm hoa hậu. Riêng tôi, tôi sẽ tự hào nếu contôi là một người có tài trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộcsống chứ không phải vì nó là một hoa hậu. Nói thế là bởi tôiquan niệm hoa hậu không phải là một nghề nghiệp, hay một tàinăng xuất chúng gì cả! Nó chỉ là giá trị ảo mà thôi. Chắcgì sau này con gái thích thi hoa hậu tôi đã cho đi thi! Khối gìcách để trở thành người nổi tiếng nhưng hữu ích.


Theo Xzone