Giảm có điều kiện
Ngày 8-6, Ngân hàng An Bình (ABbank) công bố chương trình “Ưu đãi dành cho doanhnghiệp thuộc Top VNR 500” (xếp hạng theo tổng doanh thu) với dự kiến tổng hạnmức cho mỗi doanh nghiệp vay lên tới 500 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc ABbank cho biết: Khi có nhu cầu bổ sungvốn lưu động và tài trợ dự án đầu tư, thậm chí doanh nghiệp có thể vay tín chấpvới hạn mức lên tới 100 tỷ đồng. Ngoài lãi suất ưu đãi nhất, doanh nghiệp còn cóthêm các dịch vụ gia tăng như: Được miễn giảm từ 0,5- 1,5%/năm khi ký quỹ mởL/C, phí dịch vụ thanh toán quốc tế...”.
Tính ra, lãi suất ưu đãi thấp nhất khoảng 13/%/năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốnđược vay phải hội đủ các điều kiện: Hoạt động vay vốn không nằm trong danh mụchạn chế, doanh thu tối thiểu 100 tỷ đồng/năm; 2 năm liên tiếp có lãi không có lỗlũy kế, và đặc biệt, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Hiện đã có gần 80 doanh nghiệp trong Top VNR 500 được vay theo chương trình trênvới số tiền trên 2.000 tỷ. ABbank đặt mục tiêu cho cả năm 2010 là 200 doanhnghiệp được vay trong diện này.
![]() |
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất trước sức ép tăng trưởng và cạnh tranh (Ảnh: Phạm Yên) |
Cùng đó, ACB tung ra gói “Tiếp vốn kinh doanh ưu đãi lãi suất”. Theo đó, ACB sẽgiảm 1,2%/năm lãi suất cho tất cả các khoản vay kinh doanh từ 500 triệu đồng trởlên. Đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình vay sản xuất, kinh doanhbằng VND, vàng, USD.
Thời gian ưu đãi của chương trình chỉ tính đến 31-12-2010.“Đây là một trong những chương trình được ACB triển khai nhằm thực hiện nghịquyết của Chính phủ kéo giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp và cá nhân tiếpcận nguồn vốn có lãi suất hợp lý”- Một phó tổng giám đốc của ACB cho hay.
Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cũng vừa công bố giảm cả lãi suất chovay VND lẫn USD. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được vay VND với mức 13%một năm, còn USD thì được giảm từ 1 đến 1,5% xuống mức thấp nhất là 5%. Ông ĐàoTrọng Khanh, Tổng giám đốc Tienphongbank, cũng cho biết: Các khách hàng ưu đãicủa ngân hàng đang được vay với lãi suất từ 13 đến 13,5%.
Theo đại diện nhiều ngân hàng, áp lực về lợi nhuận và nhu cầu tăng dư nợ cho vayVND là lý do để các ngân hàng đưa ra những chương trình ưu đãi trên.
Sẽ tiếp tục giảm
|
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Phương, Phó Tổng giám đốc tài chính Công ty cổ phầnThép Vạn Lợi nói: “Việc các ngân hàng giảm phí là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên,quan trọng nhất là giảm lãi suất vì những doanh nghiệp lớn thường cần các khoảnvay cả trăm tỷ đồng. Nên chỉ cần giảm được 1%/năm sẽ giảm đáng kể chi phí”.
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà - ông Đặng Huy Quang cũng thừanhận: “Mức lãi suất 13-14%/năm là hợp lý. Tuy nhiên, những giá trị gia tăng kháccủa dịch vụ ngân hàng cũng là điều không nên bỏ qua. Ví dụ, như công ty tôi có1.200 điểm bán hàng trên khắp cả nước, dòng tiền luân chuyển trong tài khoản làrất lớn, do đó việc được hưởng lãi suất tiền gửi với một biên độ cộng thêm hayviệc được miễn phí thanh toán cũng rất đáng kể”- Ông Quang khẳng định.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, việcChính phủ chỉ đạo khối ngân hàng hạ lãi suất nhằm giúp doanh nghiệp phát triểnsản xuất kinh doanh đã tạo động lực đáng kể cho nền kinh tế.
“Tình hình vay vốncủa doanh nghiệp đã khá hơn nhưng nhìn chung lãi suất vẫn còn cao. Với lạm phátdự kiến 8%/năm, lãi suất huy động nên ở mức 10%/năm và cho vay khoảng 12-13%/nămthì sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp mới đảm bảo làm ăn có lãi. Dự báo, lãisuất từ nay tới cuối năm còn giảm tiếp”- Ông Kiêm nói.
Theo Khánh Huyền
Tiền Phong