Tỉnh Hà Đông, từ cái thuở"bảy làng La, ba làng Mỗ" xưa kia đã làm nghề dệt lụa, cho nên có người gọiđây là quê lụa. Lụa Hà Đông nổi tiếng nhất vẫn là lụa Vạn Phúc. Người ta gọilụa Hà Đông chính là lụa Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường VạnPhúc, quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhấtViệt Nam.
Gần ngàn năm tuổi
Theo truyền thuyết, cáchđây khoảng 1.200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằngnổi tiếng đảm đang và dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc. Bà đãđem những bí quyết dệt lụa của Trung Quốc về truyền dạy cho người dântrong làng. Đến khi mất đi, bà được người dân tôn làm thành hoàng làng.
|
Lụa Vạn Phúc giữ nguyên danh tiếng ngàn năm qua |
Làng lụa Vạn Phúc cótiếng từ thời Lý. Lụa cao cấp để tiến cống vua các triều đại Lý, Trần,Lê, Nguyễn, theo khách buôn sang phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, TriềuTiên và một số nước Đông Nam Á qua con đường giao thương tại các cửabiển Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng). Dưới triềuNguyễn, lụa Vạn Phúc thậm chí được chọn may quốc phục
Theo bà Nguyễn Thị Lý,Phó chủ tịch phường Vạn Phúc, ban đầu lụa Vạn Phúc chỉ để phục vụ tầnglớp trung lưu trở lên. Đến cuối thế kỷ 19, nhà Nguyễn khuyến khích dùnghàng nội, các nghệ nhân làng Vạn Phúc nhanh chóng sưu tầm, học hỏi, cảitiến để “bình dân hóa” các mặt hàng gấm, vóc.
|
|
Chuẩn bị lấy tơ |
Trong hai năm 1931 và1936, thợ dệt Vạn Phúc hai lần mang sản phẩm sang dự “đấu xảo” ởMarseille và Paris (Pháp). Từ đó, lụa Vạn Phúc nhận được sự đánh giá caotrên thế giới.
Trải qua bao thăng trầmđổi thay, làng Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyềntrên từng vân lụa, thớ vải. Nét đặc biệt của lụa Vạn Phúc nói chung vàlụa hàng vân nói riêng là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, mặclên người thấy mềm mại và nhẹ nhàng.
|
Làng lụa Vạn Phúc hôm nay... |
Hoa văn trang trí trênvải lụa tuy rất đa dạng với các mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu TứQuý... song luôn tuân theo những thủ pháp nghệ thuật truyền thống nhưtrang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà phóng khoáng,dứt khoát.
Thăng trầm một làngnghề
Nằm bên bờ sông Nhuệ,làng Vạn Phúc giờ khang trang. Nhà cao tầng, gian hàng trưng bày lụa mọclên san sát, con phố bán lụa mới mở cứ dài ra mãi.
Nhưng làng vẫn còn giữđược ít nhiều nét cổ kính qua hình ảnh chiếc giếng làng nằm cạnh cây đacổ thụ và những phiên chợ chiều họp trước đình làng. Trong nhiều giađình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại xen lẫn với các khung dệt cơ khíhiện đại.
|
Xe sợi |
Theo tiếng thoi đưa,chúng tôi đi dọc theo các con ngõ nhỏ đến thăm các xưởng dệt thủ công.Bà Nguyễn Thị Tâm, con dâu cố nghệ nhân nổi tiếng Triệu Văn Mão, kể ngàyxưa gái làng lụa chỉ quen nhuộm tơ, se sợi, dệt vải. Do đó, nếu khônglấy được chồng làm ruộng thì sợ… không có gạo để ăn.
Thời bao cấp, làng VạnPhúc không dệt lụa mà chủ yếu dệt thảm đay, thảm len xuất khẩu sang LiênXô, Đông Âu. Đến khi không còn hợp tác xã, hết thị trường, người lànglụa ngơ ngác, canh cửi bỏ không, người đi buôn, kẻ làm ruộng, tưởng nhưmất cả nghề.
|
Dệt lụa bằng máy dệt hiện đại |
Rồi cơ chế thị trường đến,nghề dệt hồi sinh. Làng lụa liên kết với nhau làm thành một dây chuyền,người sửa máy dệt, người vẽ hoa, người cung cấp tơ, người nhuộm, người sechỉ màu, người hồ sợi...
Không chỉ khôi phục nghềtruyền thống, người làng Vạn Phúc ngày nay còn đẩy mạnh quảng bá thươnghiệu, mở website đưa lụa lên Internet, tham gia các hội chợ trong nướcvà quốc tế.
|
Nhiều nhà vẫn giữ khung dệt cũ |
Bà Nguyễn Thị Lý cho biếthiện tại còn khoảng 60% hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụatơ tằm. Trong làng nghề hình thành nhiều doanh nghiệp lớn nên mẫu mã,chủng loại cũng phong phú hơn nhiều.
Theo Nguyễn Thắng
Người lao động